Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) và Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 45)

- Tù chung thân

1.4.4. Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) và Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về

Bộ luật Hình sự) và Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 Bộ luật Hình sự)

Khách thể của tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là các công trình hoặc phương tiện giao thông đường bộ, thông tin liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội là cơ sở vật chất của đất nước. Việc phá hủy công trình hoặc phương tiện này không chỉ xâm phạm trật tự công cộng mà còn trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe công dân, tài sản của Nhà nước, các tổ chức và của công dân. Tội phạm được quy định tại Điều 231 nhằm đấu tranh và chống các hành vi xâm phạm các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, tài sản tính mạng của công dân, của tổ chức và Nhà nước.

1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Ví dụ: Trong tháng 3, 4/2008, các đối tượng Nguyễn Văn Tình (sinh năm 1990) và đồng phạm gồm: Nguyễn Hữu Đức (sinh năm 1991), Nguyễn Văn Tùng (sinh năm 1990), Quang Văn Hùng (sinh năm 1990), Nguyễn Trọng Hạnh (sinh năm 1988) và Đào Văn Trung (sinh năm 1989) đều trú ở thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp đã tiến hành 10 vụ cắt phá đường dây cáp điện thoại của Đài viễn thông huyện Quỳ Hợp và 1 vụ cắt phá đường dây điện thoại của Đài viễn thông huyện Nghĩa Đàn đem bán lấy tiền ăn chơi.

Hành vi của bọn chúng gây hậu quả nghiêm trọng làm ngưng trệ thông tin liên lạc hàng trăm tiếng đồng hồ cho mạng thông tin Viễn thông quốc gia, thiệt hại lên đến 87.838.000 đồng. Tháng 5/2008, bọn chúng đã bị Công an

Quỳ Hợp bắt khi đang tiến hành một vụ cắt trộm đường cáp quang tại thị trấn Quỳ Hợp.

Tại phiên toà Nguyễn Văn Tình và đồng phạm đã cúi đầu nhận tội, Tòa án nhân dân huyện Quỳ Hợp đã tuyên phạt: Nguyễn Văn Tình (chủ mưu) 72 tháng tù giam; Nguyễn Hữu Đức: 63 tháng tù giam; Nguyễn Văn Tùng: 54 tháng tù giam; Quang Văn Hùng: 36 tháng tù giam; Nguyễn Trọng Hạnh và Đào Văn Trung đều nhận 18 tháng tù cho hưởng án treo (tổng cộng các bị cáo lĩnh 261 tháng tù).

- Bắt nguồn từ tầm quan trọng của và vị trí của các công trình, phương tiện quan trọng an ninh quốc gia, đây là những tài sản quốc gia có giá trị và tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân, quốc phòng an ninh, đời sống chính trị xã hội, nhà làm luật xây dựng quy phạm này để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được triệt để, khách thể của Điều 231 chỉ là các công trình, phương tiện quan trọng của Nhà nước, trong khi khách thể của Điều 143 là tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, Nhà nước (trừ những khách thể được bảo vệ bởi Điều 231 Bộ luật Hình sự).

Mặt khách quan của tội phạm này tương tự mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hành vi phạm tội là hành vi phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tức làm cho các công trình này bị tiêu hủy một phần hay toàn bộ, làm mất hoàn toàn hoặc một phần giá trị sử dụng của chúng.

Hậu quả xảy ra là một điểm khác biệt đối với quy định của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hậu quả của hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, trong khi hậu quả của tội phá hủy các công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phá hủy các

công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Quy định này cũng bắt nguồn từ tầm quan trọng của khách thể của tội phạm này quan trọng và có vai trò lớn hơn đối với xã hội.

Ngày 30-10-08, tại xã Phúc Thuận, Tòa án nhân dân huyện Phổ Yên - Thái Nguyên đã mở phiên tòa xét xử lưu động vụ án phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. 2 bị cáo là vợ chồng Nguyễn Văn Mạnh, SN 1978 và Nguyễn Thị Thủy, SN 1979, trú tại xóm Phi Cơ, xã Vạn Phái, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên). Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phổ Yên, trong các ngày từ 13 đến 23-5-2008, tại tuyến đường sắt Đông Anh (Hà Nội) - Quán Triều (Thái Nguyên) đi qua các xã Trung Thành, Tân Hương, Hồng Tiến (Phổ Yên) và xã Minh Tân, huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội, vợ chồng Mạnh và Thủy đã dùng mỏ lết tháo trộm các phụ kiện đường sắt. Tổng thiệt hại ước tính hơn 8 triệu đồng.

Sau khi lấy được phụ kiện đường sắt, chúng mang bán cho Nguyễn Thị Hương, ở Vạn Phái - Phổ Yên (Thái Nguyên) để lấy tiền tiêu xài và mua ma túy sử dụng. 22h ngày 23-5, Mạnh và Thủy đang trên đường vận chuyển số phụ kiện đường sắt trộm cắp được đi tiêu thụ, đã bị tổ tuần tra của Công an xã Trung Thành, huyện Phổ Yên phát hiện, bắt giữ.

Với hành vi tháo dỡ các phụ kiện đường sắt, vợ chồng Mạnh - Thủy đã xâm phạm đến công trình quan trọng về an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu, làm mất ổn định an ninh trật tự ở địa phương. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Văn Mạnh 6 năm tù giam, Nguyễn Thị Thủy 36 tháng tù, cho hưởng án treo. Tòa còn tuyên 2 bị cáo phải bồi thường cho Công ty Quản lý đường sắt Hà - Thái 2.723.000đ.

- Chủ thể của tội tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia và tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản giống nhau đều là chủ thể thường.

Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi hủy hoại của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Dấu hiệu cơ bản của tội phạm này đó là hậu quả xảy ra phải nghiêm trọng. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Hình phạt: Điều 231 quy định hai khung hình phạt, trong đó khung hình phạt cao nhất là tử hình. Hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 231 cho thấy tính nghiêm khắc của tội phạm này cao hơn rất nhiều so với Điều 143 (hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ, cao nhất là tù chung thân), điều này cũng bắt nguồn từ tầm quan trọng của loại tài sản đặc thù được Điều 231 bảo vệ.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)