Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) với Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 Bộ luật Hình sự)

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 43)

- Tù chung thân

1.4.2. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) với Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 Bộ luật Hình sự)

Hình sự) với Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 Bộ luật Hình sự)

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điểm giống nhau của hai loại tội phạm này là hành vi hủy hoại, tuy nhiên cách thức và phương thức thực hiện hành vi của hai loại tội phạm này cũng khác nhau, điều này bắt nguồn từ khách thể của hai loại tội phạm là khác nhau:

Khách thể tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 là tài sản nói chung thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước trừ những trường hợp khác. Khách thể được bảo vệ của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà Nhà nước đã quy định bị xâm phạm. Tội phạm này nằm trong nhóm các tội phạm xâm phạm tài nguyên môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường qua đó gây thiệt hại cho môi trường, các nguồn lợi về thủy sản là tài sản của quốc gia, bảo vệ nguồn lợi thủy sản không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế đất nước mà còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi hủy hoại gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Chủ thể của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản và tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản giống nhau đều là chủ thể thường.

Mặt chủ quan của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là lỗi cố ý. Hậu quả xảy ra đối với tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là các quy định về bảo vệ

nguồn lợi thủy sản Nhà nước đã quy định bị xâm phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Dấu hiệu cơ bản của tội phạm này đó là hậu quả xảy ra phải nghiêm trọng. Trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội danh này hoặc đã bị kết án về loại tội này nhưng chưa được xóa án tích cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong cấu thành tội phạm Điều 188 không quy định mức định lượng giá trị nguồn lợi thủy sản bị hủy hoại là bao nhiêu như quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự (tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng có giá trị từ 2.000.000đ), điều này cũng bắt nguồn từ ý nghĩa đặc biệt của nguồn lợi thủy sản không chỉ là tài nguyên quốc gia và có những giá trị không thể định giá cụ thể được.

Về hình phạt của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, Điều 188 quy định 3 khung hình phạt, xét một cách tổng thể thì hình phạt của Điều 188 nhẹ hơn hình phạt của Điều 143, vì mức hình phạt cao nhất của Điều 143 là tù chung thân, trong khi mức hình phạt của Điều 189 là tù có thời hạn đến 5 năm.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 43)