Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tộ

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28 - 30)

đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội [30, tr. 182]. Trong loại hình phạt này yếu tố cơ bản đưa đến hiệu quả là sự giám sát của cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp của gia đình với các cơ quan, tổ chức nói trên trong việc giáo dục và sự tự cải tạo của nguời bị kết án qua hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tại địa phương.

Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có mức phạt cải tạo không giam giữ "đến 3 năm" được quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999. Hình phạt này được áp dụng trong những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nhân thân bị cáo tốt, có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự. Khi áp dụng hình phạt này, Tòa án ngoài việc căn cứ vào hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, vào nhân thân người phạm tội… nhiều trường hợp Tòa án còn phải căn cứ vào các yếu tố xã hội khác. Ví dụ hình phạt dành cho các bị cáo trong vụ gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Thái Hà:

Tại phiên tòa, các bị cáo đều khai nhận lúc 11h20 ngày 15/8/2008 đã có hành vi đập phá bức tường của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, Kết luận định giá tài sản xác định thiệt hại là 3.479.990 đồng. Các bị cáo đã nhiều lần tập trung cùng với rất đông người tại khu đất này để cầu nguyện, khi cầu nguyện có dùng loa phóng thanh hoặc đồng thanh hát thánh ca. Các bị cáo không chỉ một lần mà rất nhiều lần đến khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng để cùng với hàng trăm người khác cầu nguyện ngày đêm, không đúng quy định của Pháp lệnh về Tôn giáo tín ngưỡng. Bị cáo Nguyễn Thị Nhi còn rủ 6 phụ nữ khác đánh cồng chiêng cổ động cho các giáo dân cầu nguyện tại khu đất trên. Trước đó, trưa 25/1/2008, bị cáo Nhi trèo vào tường rào của Trung tâm Văn hóa, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung và có hành động phá phách, gây áp lực với chính quyền để đòi đất. Hành vi này của các bị cáo đã gây mất trật tự trị an xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của bà con nhân dân tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng. Các hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội "Hủy hoại tài sản" và tội "Gây rối trật tự công cộng"

Sau khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm đối với hành vi phạm tội của các bị cáo. Đồng thời cũng xem xét đến vai trò, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong chính sách hình sự để quyết định hình phạt phù hợp. Bị cáo Nguyễn Thị Nhi lĩnh 15 tháng tù được hưởng án treo về tội "Gây rối trật tự công cộng"; 7 bị cáo còn lại bị kết án về hai tội "Huỷ hoại tài sản" và "Gây rối trật tự công cộng" là Ngô Thị Dung 13 tháng tù treo; Nguyễn Thị Việt 12

tháng tù treo; Lê Quang Kiện 13 tháng tù treo; Lê Thị Hợi 15 tháng cải tạo không giam giữ; Phạm Chí Năng 12 tháng cải tạo không giam giữ; Nguyễn Đắc Hùng 12 tháng cải tạo không giam giữ; Riêng bị cáo Thái Thanh Hải bị tuyên phạt cảnh cáo.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28 - 30)