Các hình phạt bổ sung

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 37 - 39)

- Tù chung thân

1.3.2. Các hình phạt bổ sung

- Hình phạt tiền

là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước [30, tr. 181]. Người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Mục đích của hình phạt này là tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội. Các mức độ phạt tiền cao thấp khác nhau cũng gây nên khả năng tác động khác nhau đến ý thức của họ. Các mục đích phòng ngừa riêng chung của hình phạt sẽ đạt được qua việc áp dụng hình phạt này. Đối với tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Mức phạt từ 10.000.000đ đến 100.000.000đ.

Trong thực tiễn áp dụng qua các năm cho thấy hình phạt tiền được áp dụng trong tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không đáng kể. Ví dụ: năm 2004 có 640 bị xét xử thì có 15 trường hợp hình phạt tiền bị áp dụng. Năm 2007 không có trường hợp nào xét xử áp dụng hình phạt này; năm 2008 trong số 1138 vụ xét xử sơ thẩm thì chỉ có 1 vụ hình phạt tiền được áp dụng.

Hình phạt tiền được áp dụng trong trường hợp người phạm tội có khả năng thực hiện. Trường hợp không có khả năng thực hiện thì có tuyên án, bị cáo cũng không thể có khả năng thi hành. Vì vậy mà thực tế áp dụng hình phạt này đối với tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không cao.

- Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Đây là các hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hay hành nghề sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì họ có thể lại có điều kiện phạm tội mới [30, tr. 190]. Hình phạt này tăng cường hiệu quả của hình phạt chính, đồng thời loại bỏ điều kiện phạm tội lại, thời hạn bị cấm là từ một đến năm năm tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và theo yêu cầu của phòng ngừa. Thời hạn chấp hành xong hình phạt này được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Khi quyết định hình phạt với người phạm Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Tòa án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật Hình sự, nếu tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội cụ thể phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Giá trị của tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng là 2.000.000đ là giá thị trường tự do vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng được thực hiện thông qua Kết luận định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000 đồng nếu người phạm tội bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm khác (không phải là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) thì không thuộc trường hợp này.

- Đã bị kết án về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Nếu người phạm tội bị Tòa án kết án do phạm tội danh khác (không phải là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) thì không thuộc trường hợp này.

Khoản 1, khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng nên người phạm tội dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có ít hoặc không có tình tiết tăng nặng;

- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ thì phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì được phạt nhẹ hơn người phạm tội có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị càng lớn thì hình phạt càng cao;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt thì có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ;

- Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000đ mà gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 143 mà không thuộc điểm c khoản 2 của điều luật này.

- Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000đ mà gây hậu quả rất nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 143 mà không thuộc điểm b khoản 3 của điều luật này.

- Nếu tài sản bị hủy hoại hoặc làm cố ý làm hư hỏng dưới 2.000.000đ mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 143 mà không thuộc điểm b khoản 4 của điều luật này.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 37 - 39)