Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) và Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 48 - 50)

- Tù chung thân

1.4.5. Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) và Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật

Bộ luật Hình sự) và Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334 Bộ luật Hình sự)

1. Người nào hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khách thể của tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là tài sản đặc biệt của Nhà nước giao cho quân đội để huấn luyện chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tội phạm này không chỉ xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước đối với các loại tài sản đặc biệt này mà còn trực tiếp xâm phạm sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Đối tượng bị xâm phạm là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được trang bị cho quân đội hoặc do quân đội quản lý, trừ các phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (ví dụ: máy bay, tàu chiến…). Như vậy tài sản bị hủy hoại trong tội phạm này phải là tài sản do quân đội quản lý.

Mặt khách quan của tội phạm này tương tự mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hành vi phạm tội là hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, làm cho các công trình này bị tiêu hủy một phần hay toàn bộ, tức là mất hoàn toàn hoặc một phần giá trị sử dụng của chúng.

Hậu quả xảy ra là một điểm khác biệt đối với quy định của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hậu quả của hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, trong khi hậu quả của tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phá hủy vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Quy định này cũng bắt nguồn từ tầm quan trọng của khách thể của tội phạm hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có vai trò lớn hơn đối với xã hội nói chung và hoạt động đặc thù của quân đội nhân dân Việt Nam. Dấu hiệu lỗi trong tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gồm cả lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Nhưng dấu hiệu lỗi của người phạm tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Hình phạt: tội phạm quy định 4 khung hình phạt, trong đó khung hình phạt cao nhất là tử hình, nhẹ nhất là tù có thời hạn. Hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 334 cho thấy tính nghiêm khắc của tội phạm này cao hơn rất nhiều so với Điều 143 (hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ, cao nhất là tù chung thân), điều này cũng bắt nguồn từ tầm quan trọng của loại tài sản đặc thù được Điều 334 bảo vệ.

Tóm lại, khi so sánh tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự với một số tội danh quy định tại các Điều 145, Điều 188, Điều 189, Điều 231, Điều 334 Bộ luật Hình sự ta thấy giữa các điều luật này có điểm chung là người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại tài sản thuộc khách thể bảo vệ riêng của mỗi điều luật, về chủ thể và mặt chủ quan của mỗi tội phạm là giống nhau. Nhìn chung do tính chất và mức độ quan trọng của khách thể cần bảo vệ của mỗi điều luật mà nhà làm luật sẽ quy định khung hình phạt là khác nhau. Cũng do tính chất và mức độ quan trọng của khách thể cần bảo vệ của mỗi điều luật mà nhà làm luật đặt các điều luật đó vào các chương khác nhau của Bộ luật Hình sự. Theo số liệu của Cục thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì qua các năm 2004-2008 cả nước xét xử 1912 vụ Điều 231; 8 vụ Điều 188; 375 vụ Điều 189; Điều 334 trong 5 năm (2004-2008) không xét xử vụ nào. Trong khi đó án hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 143 Bộ luật Hình sự xét xử 4538 vụ trong 5 năm.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 48 - 50)