- Tù chung thân
1.4.3. Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự) và Tội hủy hoại rừng (Điều 189 Bộ luật Hình sự)
Bộ luật Hình sự) và Tội hủy hoại rừng (Điều 189 Bộ luật Hình sự)
Tội hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Tội phạm hoàn thành khi hành vi hủy hoại rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Ví dụ: Ngày 30-6/09, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum Nguyễn Hữu Nho cho biết, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Mom Ray vừa khởi tố vụ án hình sự với tội danh hủy hoại 22.700m2
rừng tại tiểu khu 606, thuộc vùng lõi của vườn. Được biết, tiểu khu 606 gần làng Bar Gok, xã Sa
Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum do Trạm quản lý bảo vệ rừng Bar Gok quản lý và ông Nguyễn Quang Hiền làm trạm trưởng. Qua điều tra, Công an huyện Sa Thầy đã bắt tạm giữ hai kẻ phá rừng để làm nương rẫy là A Phôl và A Quil (đều trú tại làng Bar Gok, xã Sa Sơn) để làm rõ nhằm xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Điểm giống nhau của hai loại tội phạm này là hành vi hủy hoại, tức là làm mất đi giá trị hoặc giá trị sử dụng của khách thể được các điều luật bảo vệ. Tuy nhiên cách thức và phương thức thực hiện hành vi của hai loại tội phạm này cũng khác nhau, điều này bắt nguồn từ khách thể của hai loại tội phạm là khác nhau.
Trong cấu thành tội phạm Điều 189 không quy định mức định lượng giá trị tài nguyên rừng bị hủy hoại là bao nhiêu như quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự (tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng có giá trị từ 2.000.000đ), điều này cũng bắt nguồn từ ý nghĩa đặc biệt của nguồn tài nguyên rừng. Rừng không chỉ là tài nguyên quốc gia mà rừng còn có những giá trị không thể định giá cụ thể được.
Chủ thể của tội hủy hoại rừng và tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản giống nhau đều là chủ thể thường.
Mặt chủ quan của tội hủy rừng là lỗi cố ý. Hậu quả xảy ra đối với tội hủy hoại rừng là tài nguyên rừng được Nhà nước đã bảo vệ bị xâm phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Dấu hiệu cơ bản của tội phạm này đó là hậu quả xảy ra phải nghiêm trọng. Trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội danh này hoặc đã bị kết án về loại tội này nhưng chưa được xóa án tích cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hình phạt gồm 4 khung, xét một cách tổng thể thì hình phạt của tội hủy hoại rừng nhẹ hơn hình phạt của tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, vì mức hình phạt cao nhất của Điều 143 là tù chung thân, trong khi mức hình phạt của Điều 189 là tù có thời hạn đến 15 năm.