Những vấn đề liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện:

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 77 - 80)

khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện:

Về cơ bản, quá trình áp dụng các điều luật về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự 1999 là thuận lợi, nên kết quả điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm sở hữu trong thời gian qua từng bước được nâng cao, góp phần tích cực bảo vệ quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức và Nhà nước, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật cũng còn có một số vấn đề vướng mắc:

Trong chương Các tội xâm phạm sở hữu có 5 điều luật quy định theo cách chỉ nêu tên của tội phạm mà không mô tả hành vi: Điều 134 tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, Điều 136 Tội cướp giật tài sản, Điều 137 Tội công nhiên nhằm chiếm đoạt tài sản, Điều 138 Tội trộm cắp tài sản, Điều 143 Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Các điều luật này không mô tả hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm đã dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất. Mặc dù Bộ luật Hình sự không mô tả hành vi của tội phạm nhưng ở các văn bản hướng dẫn đều có những quy định giải thích, trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có những văn bản rút kinh nghiệm để cán bộ hoạt động trong các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có những cơ sở lý luận và thực tiễn khi áp dụng pháp luật [2].

Qua nghiên cứu cho thấy việc mô tả hành vi phạm tội trong điều luật có ưu điểm đó là việc hiểu và vận dụng pháp luật được thống nhất đối với

những hành vi phạm tội giống nhau, tuy nhiên nhược điểm của phương thức này là khiến việc áp dụng pháp luật bị cứng nhắc trong khi hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế rất đa dạng. Chính từ thực tế đó mà với những trường hợp điều luật không mô tả hành vi phạm tội thì sẽ có văn bản hướng dẫn ban hành, hoặc các nguồn khác như Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự…

Các khái niệm gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được quy định ở các tình tiết định khung tại các điều luật trong đó có Điều 143 Bộ luật Hình sự dù đã có văn bản hướng dẫn (Chương các tội xâm phạm sở hữu có Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999) nhưng việc hướng dẫn và giải thích về các khái niệm này trong tổng thể các tội phạm nói chung là chưa thống nhất (ví dụ: cùng khái niệm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng với nhóm tội phạm sở hữu có hướng dẫn riêng, đối với nhóm tội phạm khác lại có hướng dẫn riêng như các Tội đánh bạc Điều 248, Tội tổ chức đánh bạc Điều 249, Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả Điều 180 Bộ luật Hình sự có Nghị quyết 02/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn) điều này tạo nên sự không đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật. Nhà làm luật nên xây dựng một hệ thống văn bản hướng dẫn trong đó các khái niệm cần thống nhất.

Thực tế áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng cũng có sự không đồng nhất, điều này thường xảy ra ở các địa phương khác nhau. Hai ví dụ cụ thể sau sẽ chứng minh về quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đối với những hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

Hồ sơ vụ án Đỗ Văn Luận can tội cố ý làm hư hỏng tài sản tại Thôn Phù Lưu, xã Tam Hồng, Huyện Yên Lạc, Thái Bình.

Tại Bản án số 24/2009/HSST ngày 30/6/2009 của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, khoảng 19h30 ngày 4/3/2009 sau khi uống rượu ở nhà xong, Đỗ Văn Luận (1966) đi bộ từ nhà đến nhà anh Hải (cũng là trụ sở công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo Thanh Hải) tìm anh Hải, biết anh Hải không có nhà Luận nhặt 1 viên gạch chỉ đã nung ở lòng đường ném thẳng vào chiếc biển quảng cáo bằng điện tử treo trước cửa nhà anh Hải, viên gạch rơi xuống đất vỡ làm đôi, sau đó Luận tiếp tục nhặt hai nửa viên gạch lên ném liên tiếp vào bảng điện tử làm hỏng các mạch điện tử và bóng đèn điện sau đó bỏ về. Chiếc biển quảng cáo sau đó được xác định là tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo Thanh Hải, Công ty yêu cầu bồi thường thiệt hại 11.000.000; theo bản kết luận của Hội đồng định giá tài sản xác định chi phí khôi phục lại chiếc biển quảng cáo là 5.000.000 đồng, gia đình Luận đã tự nguyện nộp nhưng Công ty Thanh Hải không chấp nhận và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại 11.000.000 đồng. Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt Đỗ Văn Luận phạm tội hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Luận 9 tháng tù giam.

Hồ sơ Đinh Xuân Hòa can tội hủy hoại tài sản của nhà sách Nguyễn Văn Cừ, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.

Theo hồ sơ vụ án cũng như Bản án số 144/2009/HSST ngày 24/6/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa xét xử bị cáo Đinh Xuân Hòa (1984) can tội hủy hoại tài sản của nhà sách Nguyễn Văn Cừ, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa. Do có mâu thuẫn giữa các nhân viên nhà sách Nguyễn Văn Cừ từ trước nên khoảng 23h ngày 22/1/2009 sau khi uống bia với bạn, Hòa nhờ anh Lương Minh Long đi xe máy chở Hòa về nhà, khi đi đến trước cửa nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Hòa bảo anh Long dừng xe để Hòa đi bộ về. Sau đó Hòa nhìn thấy hai nhân viên bảo vệ đang nằm trước cửa nhà

sách, Hòa liền nhặt hai viên gạch bờ lốc lát vỉa hè ném mạnh vào kính tường bảo vệ nhà sách là kính vỡ, hàng hóa bên trong bị đổ. Nghe tiếng kính vỡ hai nhân viên bảo vệ làm Trần Thanh Đông và Nguyễn Văn Nam chạy ra nói "Hòa làm gì đấy", Hòa không nói gì mà nhặt tiếp hai viên đá ném vào người anh Đông nhưng không trúng, sau đó ném liên tiếp vào kính tường của nhà sách. Khi anh Đông gọi Cảnh sát 113 đến thì Hòa bỏ về nhà trốn. Bản Kết luận định giá tài sản xác định thiệt hại do bị cáo Hòa gây ra là 17.087.000 đồng; gia đình và nhà sách đã có thỏa thuận, thống nhất bồi thường thiệt hại 16.000.000 đồng, các bên không có yêu cầu gì về phần trách nhiệm dân sự; căn cứ vào hồ sơ vụ án và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa xử phạt Đinh Xuân Hòa phạm tội Hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự, xử phạt 15 tháng tù cho hưởng án treo.

Từ hai ví dụ cụ thể trên ta thấy, hành vi phạm tội của người phạm tội tương tự như nhau, nhưng ở hai địa phương có sự vận dụng, áp dụng pháp luật quyết định hình phạt khác nhau. Những trường hợp như trên rất phổ biến trong thực tiễn áp dụng tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự nói riêng và các tội phạm cụ thể khác trong Bộ luật Hình sự nói chung.

Một phần của tài liệu Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)