Một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho cây Dẻ gai Ấn Độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 63 - 77)

2. Mục tiêu của đề tài

3.6.2. Một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho cây Dẻ gai Ấn Độ

Mật độ cây tái sinh của Dẻ gai Ấn Độ ở các lâm phần tương đối lớn. Tuy nhiên, do bị tác động tiêu cực nên tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, phân bố số cây tái sinh giảm dần theo chiều cao. Vì vậy, cần tác động biện pháp lâm sinh phù hợp và kết hợp các biện pháp cơ giới:

- Xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung bằng cách điều tiết mật độ tái sinh ở những nơi có mật độ cao, phân bố cụm vào những nơi có mật độ Dẻ gai Ấn Độ thấp.

+ Với những khu vực có mật độ Dẻ gai Ấn Độ tái sinh cao tiến hành biện pháp tỉa cây để điều chính mật độ cho phù hợp. Mật độ thích hợp khoảng 7.000 – 8.000 cây/ha.

+ Với những khu vực mật độ thưa tiến hành trồng bổ xung để đạt mật độ trồng.

- Đơn giản hoá tổ thành Dẻ gai Ấn Độ từ giai đoạn cây tái sinh bằng cách loại bỏ những loài ít giá trị kinh tế có xu hướng cạnh tranh với Dẻ gai Ấn Độ. Đây là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng. Một số loài có giá trị kinh tế thấp: Ngát, Bồ hòn, Ba soi, Ràng ràng… thì có thể chặt tỉa để tạo điều kiện cho cây Dẻ gai sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Phát dây leo, cây bụi thảm tươi, mở tán tạo diện tích dinh dưỡng, kết hợp chăm sóc, bón phân đối với nơi có cường độ kinh doanh cao để dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rừng theo ý muốn phù hợp với mục đích kinh doanh. Đây là biện pháp điều chỉnh về mật độ, độ tán che và giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây mục đích. - Biện pháp bảo vệ những cây mẹ có vai trò gieo giống để tăng cường tái sinh. Đây là biện pháp hiệu quả và tốn ít kinh phí. Biện pháp này nhằm tận dụng khả năng tái sinh tự nhiên của cây Dẻ gai Ấn Độ trong điều kiện không có vườn giống và rừng giống.

Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tái sinh của loài Dẻ gai Ấn Độ và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Dẻ gai Ấn Độ ở xã Lục Sơn huyện Lục Nam tỉnh Bắc giang tôi rút ra một số kết luận sau:

- Đặc điểm hình thái và vật hậu: Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis Indica

A.D.C) là cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là cây gỗ lớn, vỏ xám nâu nứt dọc. Lá đơn mọc cách, dày, có phiến tròn dài, mép có răng cưa nhọn đều, to khoảng 10 - 15 x 3 - 6,5cm. Cuống lá ngắn khoảng 0,4cm, có lông. Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa tự đực hình đuôi sóc, cụm hoa cái dài 15 - 22cm, phủ nhiều, lông, đấu không cuống đường kính 2 - 4cm, gai dài 1 - 2cm. Quả kiên đơn lẻ, hình trứng cao 0,6 - 1,3cm, màu nâu bóng, có lớp lông tơ bao phủ, đầu có mũi nhọn.

- Đặc điểm sinh thái học: Dẻ gai Ấn Độ phân bố ở nhiều độ cao khác nhau từ 500m - 1.500m. Và phân bố ở 2 trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 có đặc điểm khí hậu sau: Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ 220

C đến 260C, lượng mưa trung bình hàng năm biến động từ 1.603,5mm đến 2.130mm. Dẻ gai Ấn Độ phân bố nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất mùn vàng đỏ, tầng đất dày. Hàm lượng mùn, hàm lượng đạm, lân dễ tiêu (K20, P205,…) trong đất cao, độ ẩm của đất cao. Tức là tính chất đất rừng tự nhiên thể hiện rõ.

- Lâm phần rừng có Dẻ gai Ấn Độ phân bố có cấu trúc tổ thành đa dạng, tuy nhiên Dẻ gai Ấn Độ không phải là loài cây chiếm ưu thế về số lượng và nó không chỉ chiếm chỉ số quan trọng trong lâm phần. Qua nghiên cứu tổ thành ở 2 trạng thái rừng như sau:

+ Tổ thành của trạng thái rừng IIIA2:

Công thức tổ thành của tầng cây cao: 1,27Dgad + 0,85S+ 0,51Đn + 0,48Lm + 0,45Tmt + 0,45Sr + 0,42Va + 0,39Xn + 0,37Hq + 0,34Tn + 0,31Ng + 0,28Dg + 0,25B + ....

Công thức tổ thành cây tái sinh: 0,65Dgad + 0,59Đn + 0,52Lm + 0,48Sb + 0,44Hq + 0,41Ddl + 0,41Va + 0,39Dpt + 0,39Tn + …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công thức tổ thành tầng cây cao: 1,21Sb + 0,89Dgad + 0,64Dpt + 0,57Tn + 0,48Tmt + 0,48Bs + 0,44Sr + 0,38Xn + 0,38Cv ...

Công thức tổ thành cây tái sinh: 0,64Đpt + 0,59Dgad + 0,51Tn + 0,43Xt + 0,43Bs + 0,43Sb+ 0,41Sđ + 0,41B + …

- Trong khu vực nghiên cứu Dẻ gai Ấn Độ chiếm ở tầng tán chính và tầng vượt tán của rừng do nó là cây ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non nó là cây chịu bóng.

- Dẻ gai Ấn Độ có khả năng tái sinh tự nhiên hạt và chồi tốt, tuy nhiên Dẻ gai Ấn Độ không tái sinh dưới tán cây mẹ mà tái sinh tốt ở mép tán và ngoài tán. Tỷ lệ tái sinh lần lượt: Trong tán cây mẹ là 0,00%; mép tán là 18,18 đến 26,67 % và ở ngoài tán là 73,33 đến 81,19%. Và chất lượng cây tái sinh ở mức trung bình chiếm 50% trở lên, chất lượng cây tái sinh trung bình và xấu khoảng 50%.

- Một số biện pháp bảo vệ tái sinh cho cây Dẻ gai Ấn Độ: Xúc tiến tái sinh, điều chỉnh mật độ, phát dây leo, bảo vệ cây mẹ gieo giống…

4.2. Kiến nghị

- Cần nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm lâm học Dẻ gai Ấn Độ ở những nơi khác có phân bố tự nhiên.

- Tiếp tục nghiên cứu tái sinh ở các khía cạnh khác và nghiên cứu các biện pháp xúc tiến tái sinh để nhanh chóng phục hồi rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu trong nƣớc:

1. Baur G, N (1962), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1976.

2. Nguyễn Bá (1965), Giải phẫu gỗ họ Dẻ của Việt Nam. Luận án Phó Tiến sĩ.

3. Richards. P. W (1965), Rừng mưa nhiệt đới. Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Vũ Đình Huề (1969), Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên. Tập san Lâm nghiệp số 7/1969.

5. Nguyễn Hữu Hiến (1970), Cách đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới, tập san Lâm nghiệp số 3/1970.

6. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học, Viện Điều tra – Quy hoạch rừng, Hà Nội.

7. M.Loeschau (1977), Một số đề nghị về điều tra và đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới. Triệu Văn Hùng dịch 1980.

8. Phùng Ngọc Lan (1984), Chuyển hóa rừng tự nhiên thành rừng chuyên canh gỗ mỏ. Tạp chí Lâm nghiệp số 7/1984.

9. Phùng Ngọc Lan (1984), Đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng. Tạp chí Lâm nghiệp.

10. Nguyễn Hồng Quân (1984), Kết hợp chặt chẽ khai thác với tái sinh nuôi dưỡng rừng. Tạp chí Lâm nghiệp số 7/1984.

11. Phùng Ngọc Lan (1986), Giáo trình Lâm sinh học. Trường Đại học Lâm nghiệp. 12. Lâm Công Định (1987), Tái sinh chìa khóa quyết định nội dung điều chế

tái sinh rừng. Tạp chí Lâm nghiệp số 9+10/1987.

13. Phạm Đình Tam (1987), Khả năng tái sinh tự nhiên dưới các dạng rừng thứ sinh vùng Hương Sơn – Nghệ Tĩnh. Thông tin khoa học Lâm nghiệp số 1/1987.

14. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc 3 vùng kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lâm nghiệp Việt Nam. Tóm tắt luận án tiến sỹ khoa học tại HungGaRi, bảng tiếng việt tại Thư viện Quốc gia.

15. Vũ Đình Huề (1989), Kết quả khảo nghiệm qui phạm khai thác đảm bảo tái sinh vùng Hương Sơn – Nghệ Tĩnh. Một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp 1976 – 1985, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Vũ Tiến Hinh (1991), Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm

nghiệp số 2/1991.

17. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng khộp Easuop – Daklak. Luận văn phó tiến sỹ.

18. Nguyễn Văn Trương (1993), Mấy vấn đề cơ sở sinh thái trong tái sinh rừng. Tạp chí Lâm nghiệp số5/1993.

19. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu – Nghệ An. Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra – Quy hoạch rừng. 20. Lê Hữu Khánh (1995), “Kết quả bước đầu về nghiên cứu tái sinh và

trồng rừng dẻ ăn quả (Castanopsis bosii Heckel) ở Hà Bắc”. Kết quả nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp các tỉnh Đông Bắc, Hà Nội. 21. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả phương thức khai thác chọn

tại lâm trường.

22. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh (1997), Giáo trình Trồng rừng. NxbNông nghiệp Hà Nội.

24. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Giáo trình Điều tra rừng. Nxb Nông nghiệp.

25. Đặng Ngọc Anh (1998), “Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên rừng Dẻ Hà Bắc”. Nxb Hà Nội.

26. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung.

27. Ngô Văn Trai (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên sau khai thác chọn làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật xúc tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tái sinh tự nhiên cho kinh doanh gỗ lớn tại lâm trường Trạm Lập huyện Kbang – Gia Lai. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây. 28. Bộ NN & PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Nguyễn Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên

và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở lâm trường Sông Đà – Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây.

30. Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, 2002, Số liệu diễn biến rừng Việt Nam năm 2012 http://dof.mard.gov.vn/tin-tuc/139/a-670/31.html

31. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Phạm Xuân Hoàn và cs (2004), Một số vấn đề trong Lâm học nhiệt đới,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

33. Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

34. Nguyễn Xuân Cự - Đỗ Đình Sâm, 2010, “Tài nguyên rừng”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

35. Quyết định số 1828/QD-BNN-TCLN, ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn Quốc năm 2010

36. UBND xã Lục Sơn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011 của xã Lục Sơn

37.Website: http://lucnam.bacgiang.gov.vn/?mod=news&view

B. Tài liệu nƣớc ngoài:

38. Van Steenis,J (1956), Basic principles of rain forest ecology, study of tropical vegetation proceedings of the kandy symposium UNESCO. 39. Ghent, A.W, Studies of regeneration in forest stands devastated by Spure

Bud Worm. Problems of stocked – quadrat sampling, Forest science vol 15, 12/1969 N04.

40. Andel. S (1981), Growth of selectively logged tropical high forests. Losbanas (Philippines).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, cô giáo hướng dẫn khoa học TS Trần Thị Thu Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dẻ Gai Ấn Độ (Castanopsis Indica A.D.C) tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang’’.

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Thu Hà, sự giúp đỡ của lãnh đạo, người dân xã Lục Sơn – huyện Lục Nam.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Thu Hà cô giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Lâm nghiệp, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ ban lãnh đạo xã Lục Sơn; Các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Thu Hà.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

1. Đặt vấn đề ... 2

2. Mục tiêu của đề tài ... 4

2.1. Mục tiêu chung ... 4

2.2. Mục tiêu cụ thể ... 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 5

1.1. Cơ sở lý luận ... 5

1.1.1. Cơ sở khoa học ... 5

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ... 7

1.2. Tình hình nghiên cứu ... 7

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ... 7

1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ... 12

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ... 17

1.3.1. Điều kiện tự nhiên ... 17

1.3.2. T ... 20

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22

2.1. Đối tƣợng ... 22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 22

2.3. Phạm vi nghiên cứu ... 22

2.4. Nội dung nghiên cứu ... 22

2.4.1. Một số đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Dẻ gai Ấn Độ ... 22

2.4.2. Một số đặc điểm sinh thái nơi loài Dẻ gai Ấn Độ phân bố ... 22

2.4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng ảnh hưởng đến TSTN của cây Dẻ gai Ấn Độ ở các trạng thái IIIA2 và IIIA3 ... 22

2.3.4. Một số đặc điểm tái sinh của loài Dẻ gai Ấn Độ ở trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 ... 22

2.4.5. Khả năng tái sinh của Dẻ gai Ấn Độ ở các trạng thái rừng IIIA2 IIIA3 do các tác động của con người ... 23

2.4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho cây Dẻ gai Ấn Độ ở các trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 ... 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.5.1. Quan điểm về phương pháp luận ... 23

2.5.2. Phương pháp xác định vị trí nghiên cứu ... 24

2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu ... 25

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 32

3.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của Dẻ gai Ấn Độ ... 32

3.1.1. Đặc điểm hình thái cây ... 32

3.1.1.1. Hình thái thân ... 32

3.1.1.2. Hình thái lá ... 32

3.1.2. Đặc điểm vật hậu ... 33

3.2. Đặc điểm sinh thái nơi loài Dẻ gai Ấn Độ tái sinh phân bố ... 34

3.2.1. Đặc điểm khí hậu nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố ... 34

3.2.2. Đặc điểm đất đai nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố ... 35

3.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng ảnh hƣởng đến tái sinh của cây Dẻ gai Ấn Độ ... 37

3.3.1. Phân bố của Dẻ gai Ấn Độ phân bố ... 37

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)