Ảnh hưởng của tầng cây bụi, thảm tươi với tái sinh tự nhiên của Dẻ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

2. Mục tiêu của đề tài

3.4.4.Ảnh hưởng của tầng cây bụi, thảm tươi với tái sinh tự nhiên của Dẻ

tốt. Một số loài khác mới được phục hồi từ tầng dưới hoặc từ lớp cây tái sinh nhưng đường kính ngang ngực và đường kính tán nhỏ, những loài cây này bắt đầu vào giai đoạn khép tán.

Chính vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng, phục hồi rừng phải nâng cao tỷ lệ cây tái sinh hạt nhiều hơn nữa, đặc biệt đối với các loài mục đích, thông qua các biện pháp tác động như: tỉa thưa các loài cây mẹ mục đích, cây già cỗi, s âu bệnh, kém phẩm chất, giữ lại những cây mẹ mục đích, tạo môi trường dinh dưỡng để những cây mục đích sinh trưởng, phát dục; trồng bổ xung các loài cây có giá trị kinh tế; chọn để lại số cây mẹ tốt để gieo giống tối thiểu là 25 cây/ha (quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung) [8], chăm sóc, nuôi dưỡng, giữ lại chúng, để những cây mẹ này đáp ứng yêu cầu gieo giống tại chỗ với năng suất và chất lượng cao.

Từ kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc không ảnh hưởng nhiều bởi đai cao mà chịu sự chi phối bởi đặc tính sinh vật học của loài cây và đặc điểm của điều kiện hoàn cảnh.

3.4.4. Ảnh hưởng của tầng cây bụi, thảm tươi với tái sinh tự nhiên của Dẻ gai Ấn Độ gai Ấn Độ

Cây bụi thảm tươi chịu ảnh hưởng lớn của độ tàn che nhưng chúng cũng là nhân tố tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển, thuận lợi cho cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Lớp cây bụi thảm tươi sẽ chèn ép, cạnh tranh, bóp nghẹt những cây tái sinh.

Xác định đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi chúng ta có thể xác định được số cây tái sinh có triển vọng (những cây có chiều cao lớn hơn chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi) để từ đó có các biện pháp tác động phù hợp nhằm hạn chế những thiệt hại gây ra cho lớp cây tái sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả tính toán ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi đến tái sinh tự nhiên của 2 khu vực được thể hiện trong bảng 3.17:

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tái sinh tự nhiên theo các trạng thái (khu vực) rừng Trạng thái rừng Số bụi / tổng số ODB(480 m2) Số bụi/ha H VN (m) Che phủ (%) Sinh trưởng IIIA2 231 4.813 0,98 49 Tốt IIIA3 225 4.688 0,93 45 Trung bình

Qua kết quả ở bảng 4.17 cho thấy:

Trạng thái rừng IIIA2 cây bụi thảm tươi phát triển tốt nhất (chiều cao trung bình là 0,98m) do cây gỗ bị khai thác mạnh, tầng tán phá vỡ có nhiều khoảng trống trong rừng ánh sáng giành cho cây bụi thảm tươi nhiều nên chúng phát triển tốt.

Cây bụi thảm tươi ở trạng thái rừng IIIA3 phát triển kém hơn trạng thái rừng IIIA2 (chiều cao trung bình là 0,93m) do đây là trạng thái rừng có cấu trúc 2 tầng tán ánh sáng chiếu xuống đất ít nên cây bụi không có điều kiện phát triển.

Đặc biệt kết quả điều tra tầng cây bụi, thảm tươi trong các ô dạng bản tại 2 khu vực nghiên cứu còn được tổng hợp ở bảng 3.18:

Bảng 3.18. Đặc điểm cây bụi - thảm tươi ở trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3

Khu vực

Cây bụi Thảm tươi

Loài phổ biến Độ che phủ BQ(%) H (m) Loài phổ biến Độ che phủ BQ (%) H (m) 1 Mua, lá nến, đom đóm, trọng đũa, mò, cơm nếp, mía giò,... 49 0,98 Lá dong, dứa dại, cỏ ba cạnh, dương xỉ, cỏ rác, nghệ,... 40,3 0,40 2 Mua, lá nến, mò lá tròn, trọng đũa tuyến, ba gạc, mẫu đơn, mía giò,...

45 0,93 Dương xỉ, Cỏ lá tre, Sa nhân, riềng dại, guột, lá dong,... 35,1 0,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn vào bảng 3.18 cho thấy:

- Đối với tầng cây bụi: Chiều cao bình quân ở khu vực 1 lớn hơn so với khu vực 2 (khu vực 1 có H là 0,98 m; khu vực 2 có H là 0,93 m). Thành phần loài chủ yếu ở tầng cây bụi của 2 khu vực là: Mua, Lá nến, Mò lá tròn, Ba gạc,... những loài cây bụi này cho thấy hoàn cảnh rừng chưa bị tác động mạnh và thích hợp cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.

Đối với tầng thảm tươi: Loài cây chủ yếu của cả 2 khu vực gồm Dương xỉ, Cỏ ba cạnh, Sa nhân, Lau, Lá dong, guột... độ che phủ bình quân khu vực 1 tốt hơn khu vực 2. Chiều cao tầng thảm tươi khu vực 1 là 0,40 m và khu vực 2 là 0,31 m. Do cả 2 khu vực đều có những cây tái sinh với chiều cao nhỏ hơn 0,4 m và sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển.

Nhận xét chung ảnh hưởng của tầng cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh:

Do chiều cao cây bụi thảm tươi trong 2 trạng thái (khu vực) đều có chiều cao nhỏ hơn 1,00 m cho lên những cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 1,00m gọi là cây tái sinh có triển vọng.

Kết quả điều tra ảnh hưởng của tầng cây bụi và thảm tươi đến sinh trưởng của cây tái sinh cho thấy: Khi độ tàn che của rừng tăng lên, độ che phủ của cây bụi thảm tươi giảm xuống thì mật độ cây tái sinh có xu hướng tăng lên nhưng tỉ lệ mật độ cây tái sinh có triển vọng lại giảm xuống. Do vậy, vấn đề điều chỉnh hợp lý độ tàn che của rừng và độ che phủ của cây bụi thảm tươi thông qua các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên (xử lí thực bì).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)