Đặc điểm phân bố số cây N/Hvn của Dẻ gai Ấn Độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 48 - 49)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3.6.Đặc điểm phân bố số cây N/Hvn của Dẻ gai Ấn Độ

Phân bố số cây theo cấp chiều cao cũng là một phân bố quan trọng của quy luật kết cấu lâm phần. Nhìn vào phân bố n/H có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ, cũng như tỷ lệ các loài ưa sáng của rừng. Từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết nhằm điều chỉnh cấu trúc rừng theo chiều thẳng đứng, phù hợp với mục đích kinh doanh, tăng khả năng phòng hộ của rừng. Kết quả phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao của Dẻ gai Ấn Độ được trình bày ở bảng 3.10:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.10. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của Dẻ gai Ấn Độ

Hvn (m) Số cây trạng thái rừng IIIA2 Số cây trạng thái rừng IIIA3

9,00 4 5 11,3 9 3 13,6 4 1 15,9 4 3 18,2 6 2 20,5 14 4 22,8 2 2 25,1 0 2 27,4 0 2 29,7 0 2 32 2 2 Tổng 45 28

Để thấy rõ hơn sự phân bố số cây theo chiều cao của Dẻ gai Ấn Độ trong hai trạng thái rừng, được thể hiện qua biểu đồ.

Hình 3.5. Phân bố cây theo cấp chiều cao của Dẻ gai Ấn Độ

Từ kết quả bảng 3.10 và đồ thị 3.5 ta thấy: Ở cả 2 trạng thái rừng IIIA2 và trạng thái rừng IIIA3 có số cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao 9,00 – 20,5 m, số cây ở cấp chiều cao từ 20,5 trở lên chiếm tỷ lệ rất ít.

Như vậy, ta có đi đến kết luận Dẻ gai Ấn Độ trong lâm phần là cây gỗ lớn có chiều cao từ 11,3 – 25,1m, tập trung ở tầng tán chính của lâm phần.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 48 - 49)