2. Mục tiêu của đề tài
3.3.3. Cấu trúc tầng thứ
Theo quan điểm lâm sinh học: Cấu trúc tầng thứ là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật rừng theo chiều thẳng đứng, cả trên mặt đất và dưới mặt đất. Với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi thì cấu trúc tầng thứ phản ánh sự cạnh tranh sinh tồn giữa các cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình tiến hoá của quần xã. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh đặc trưng sinh thái của quần thể thực vật rừng, nó mô phỏng một loạt các mối quan hệ giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tầng thứ với nhau, giữa tầng cây cao với tầng cây thấp, giữa cây cùng loài với cây khác loài, cây cùng tuổi với cây khác tuổi,... việc nghiên cứu những mô hình cấu trúc có sẵn trong tự nhiên để tìm ra mô hình cấu trúc mẫu là một trong những vấn đề quan trọng của lâm sinh hiện đại. Để mô tả cấu trúc tầng thứ của lâm phần nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố chúng tôi tiến hành làm theo phương pháp quan trắc đồ đứng của Richads và Davis của Thái Văn Trừng áp dụng trong “Thảm thực vật rừng Việt Nam” năm 1993, kết quả tính toán và xử lý được thể hiện ở bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6. Chiều cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ
Khu vực OTC Toàn rừng Dẻ gai Ấn Độ HMin (m) H VN (m) HMax (m) HMin (m) H VN (m) HMax (m) 1 1 7,60 13,78 33,40 20,30 29,30 33,40 2 7,80 12,67 28,20 21,10 21,50 22,00 3 8,90 12,63 23,00 20,00 21,60 23,00 4 7,90 12,74 19,80 16,50 18,50 19,80 5 7,10 10,19 17,90 12,60 14,42 16,50 6 6,50 10,53 16,00 10,20 11,60 12,50 2 1 6,60 10,25 16,10 9,00 10,08 12,70 2 7,00 11,28 17,10 12,50 16,25 16,80 3 6,40 12,76 32,90 18,00 24,67 32,90 4 7,50 14,91 33,60 20,70 25,00 33,60 5 7,00 13,82 30,90 16,80 26,10 30,90 6 6,90 13,32 27,70 19,90 23,20 27,70
Kết quả điều tra về chiều cao của lâm phần và của Dẻ gai Ấn Độ được tổng hợp ở bảng 3.6 và căn cứ vào chiều cao vút ngọn tầng thứ của rừng tôi chia lâm phần thành 3 tầng chính.
- Tầng A1: Bao gồm những cây có chiều cao ≥ 30cm, không liên tục rời rạc và được gọi là tầng vượt tán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tầng A2: Tầng tán chính của rừng, tầng này bao gồm phần lớn số lượng cây của lâm phần.
- Tầng A3: Tầng dưới tán của rừng, bao gồm những cây nằm phía dưới của tầng chính.
Qua kết quả tính toán và quan trắc trắc đồ đứng cho thấy:
- Ở khu vực 1 (trạng thái rừng IIIA2): Tầng A1 gồm những cây Thị rừng, Ngát, Dẻ gai Ấn Độ,.. Tầng tán chính tầng A2 chiếm số lượng nhiều nhất gồm: Sồi bộp, Bứa, Dẻ gai Ấn Độ... Tầng dưới tán (chịu bóng) có chiều cao từ 5 - 15m, bao gồm các loài cây là cây con của tầng tán chính và tầng vượt tán.
- Ở khu vực 2 (trạng thái rừng IIIA3): Tầng vượt tán A1, gồm các loài cây có chiều cao ≥ 30m bao gồm: Dẻ gai Ấn Độ, Sồi bộp,... Ở tầng tán chính A2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất bao gồm những loài cây có những loài cây cao từ 15 - 30m, bao gồm: Dẻ gai Ấn Độ, Vàng anh, Thừng mực, Sung rừng... Ở tầng dưới tán A3 bao gồm các loài cây có chiều cao từ 5 -15m, bao gồm: Ngát, Ba soi, Dung giấy,...
Như vậy, qua kết quả điều tra về cấu trúc tầng thứ của lâm phần cho thấy: Trong cấu trúc tầng thứ của rừng, loài Dẻ gai Ấn Độ có tầng tán chính và tầng vượt tán của rừng. Vì vậy mà cho thấy trong rừng tự nhiên Dẻ gai Ấn Độ là loài cây gỗ lớn, khi trưởng thành là cây ưa sáng, thường hay gặp ở tầng tán chính và tầng vượt tán của rừng.