Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 25 - 32)

2. Mục tiêu của đề tài

2.5.3.Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập kế thừa các tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế trong khu vực nghiên cứu.

+ Các loại bản đồ chuyên dùng của khu vực nghiên cứu.

+ Tài liệu khí tượng của trạm khí tượng thuỷ văn của tỉnh Bắc Giang. + Các tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.

+ Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến khu vực và vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

1) Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và dung lƣợng mẫu:

a. Lập OTC điển hình để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng có Dẻ gai Ấn Độ tái sinh phân bố:

- Ô tiêu chuẩn phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở 2 khu vực nghiên cứu. Địa hình trong ô phải tương đối đồng đều, các loài cây phân bố tương đối đều, cây sinh trưởng bình thường, ô tiểu chẩn không đi qua các khe, qua đỉnh hoặc có đường mòn hay ô tô chạy qua.

- Phương pháp lập OTC: Sử dụng địa bàn, thước dây để đo đạc (có thể lập theo phương pháp tam giác vuông Pitago).

- Tổng số OTC là 12 ô, trong đó khu vực 1 là 6 ô, khu vực 2 là 6 ô. Diện tích mỗi OTC là 1.000m2

(20m x 50m; 25m x 40m), tùy theo địa hình của khu vực điều tra.

Để thuận lợi cho việc đo đếm đề tài tiến hành lập OTC với chiều dài cùng với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chọn 24 cây mẹ có đủ tiêu chuẩn DT ≥ 8m, cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn làm tâm. Xác định: Hvn, D1.3, Hdc, DT, phẩm chất. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 2.1:

Biểu 2.1. Biểu điều tra sinh trƣởng của cây mẹ (Dẻ gai Ấn Độ)

TT Hvn (m) Hdc (m) D1.3 (cm) DT Chất lƣợng sinh trƣởng Đ T N B Tốt Trung bình Xấu 1 2 3 … Tổng

* Điều tra tầng cây cao:

Theo quan điểm lâm học, cây tầng cao là những cây có tán tham gia vào tầng chính (tầng A) và D1.3 ≥ 6cm.

Xác định tên cây: Tên cây được ghi theo tên phổ thông và tên khoa học, loài chưa biết được lấy tiêu bản giám định.

Đo Hvn, D1.3, Hdc phẩm chất cây. Công cụ đo đường kính là thước kẹp kính, đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành là thước Blumeleiss kết hợp với sào đo cao. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 2.2 như sau:

Biểu 2.2. Biểu điều tra tổ thành loài cây cao

OTC: Vị trí OTC:

Trạng thái: Khu vực: Người điều tra: Ngày điều tra:

STT Hvn (m) Chất lƣợng sinh trƣởng Tốt TB Xấu 1 2 … Tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Điều tra cây tái sinh:

- Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong OTC lập 5 ODB để điều tra cây tái sinh theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Cụ thể như hình vẽ sau:

Hình 2.1. Phương pháp lập ô dạng bản

- Lập ODB để điều tra cây tái sinh. Diện tích mỗi ODB là 16 m2(4m x 4m). Số ODB ở khu vực 1 là 6 x 5 = 30 ô và số ô ở khu vực 2 là 6 x 5 = 30 ô. Tổng số ODB ở cả 2 khu vực là 60 ô.

- Lập ODB để điều tra cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh xung quanh gốc cây mẹ. Chọn các cây mẹ có sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn làm tâm, từ tâm lập 4 tuyến điều tra theo 4 hướng Đ - T - N - B, trên tuyến lập các ODB với diện tích là 16 m2

(4m x 4m), 4 ô ở trong tán, 4 ô ở mép tán, 4 ô ở ngoài tán cây mẹ.

Do đề tài chỉ nghiên cứu tái sinh xung quanh gốc cây mẹ ở khu vực 1, 2 là trạng thái IIIA2 và IIIA3. Mỗi khu vực điều tra tái sinh xung quanh 4 gốc cây mẹ với số ODB là 4 x 3 x 8 = 96 ODB.

* Điều tra đặc điểm tái sinh của lâm phần:

Cây tái sinh được điều tra trong các ODB, gồm các cây có đường kính < 6 cm. Các chỉ tiêu xác định là:

- Xác định tên loài cây theo tên phổ thông và tên khoa học, loài không biết lấy tiêu bản để giám định, chiều cao vút ngọn, tình trạng sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh (theo hạt hay theo chồi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xác định phẩm chất cây tái sinh với từng cá thể và phân chia làm 3 cấp chất lượng là: Tốt, trung bình và xấu.

Tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu được tính theo công thức: N % = n/N x 100 (2.1) Trong đó: N% là tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu. n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu.

N là tổng số cây tái sinh.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Được xác định theo tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi.

- Xác định tần xuất cây tái sinh loài Dẻ gai Ấn Độ được tình theo công thức:

Lx = Số ODB có loài Dẻ gai Ấn Độ XH/Tổng số ODB đo đếm x100 (2.2) Trong đó: Lx là tần suất xuất hiện của loài Dẻ gai Ấn Độ

Nếu: Lx > 70% cây tái sinh có phân bố đều. Lx < 70% cây tái sinh có phân bố không đều. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 2.3 sau:

Biểu2.3. Biểu điều tra cây tái sinh tự nhiên

OTC số: Vị trí/số ODB:

Trạng thái: Ngày điều tra:

Người điều tra:

STT Tên loài cây Hvn

(m) Nguồn gốc Chất lƣợng sinh trƣởng Tốt Trung bình Xấu 1 2 3 … Tổng

* Điều tra độ tàn che rừng:

Độ tàn che được xác định theo hệ thống xấp xỉ 200 điểm điều tra và bằng phương pháp mục trắc tại 5 điểm, một điểm ở tâm cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh, 4 điểm ở 4 góc vuông cách cây tái sinh 2m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tại khu vực 1 đề tài xác định 3 tuyến điều tra, khu vực 2 xác định 4 tuyến điều tra. Các tuyến được bố trí song song với đường đồng mức, mỗi tuyến điều tra có bề rộng là 1m. Dọc theo tuyến vị trí của mỗi cây Dẻ gai Ấn Độ, được xác định là 1 điểm điều tra.

Tại mỗi điểm điều tra độ tàn che, dùng thước ngắm lên theo phương thẳng đứng. Các điểm phân bố đều, trong tán là 1 điểm, mép tán là 0,5 và ngoài tán là 0 điểm. Độ tàn che tầng cây cao chính là tỷ lệ số điểm mà giá trị tàn che là 1 trên tổng số điểm điều tra.

* Điều tra cây bụi:

- Cây bụi là cây thân gỗ thuộc tầng thấp. Chỉ tiêu xác định là: Tên loài cây, số lượng, phẩm chất, Hvn được đo bằng thước mét, độ che phủ bình quân chung các loài được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp ước lượng.

- Lập ODB: Trên ODB, tôi tiến hành đo đếm tất cả các tầng cây bụi và được ghi vào biểu 2.4 dưới đây:

Biểu 2.4. Biểu điều tra tầng cây bụi

OTC số: Vị trí/số ODB:

Trạng thái: Ngày điều tra: Người điều tra:

TT OTC số ODB số Tên loài cây Hvn (m) Chất lƣợng sinh trƣởng Tốt TB Xấu 1 2 3 … Tổng

* Điều tra thảm tươi:

- Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên loài cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ che phủ chung được xác định bằng phương pháp ước lượng.

- Lập ODB: Tương tự với phương pháp điều tra tầng cây bụi, tôi cũng tiến hành xác định tên loài cây được kết quả ghi vào biểu 2.5, loài cây nào không biết tên được lấy tiêu bản về giám định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu 2.5. Biểu điều tra thảm tƣơi

OTC số: Vị trí/số ODB:

Trạng thái: Ngày điều tra: Người điều tra:

STT Khu vực ODB số Hvn (m) Độ che phủ (%) Độ nhiều (%) Chất lƣợng sinh trƣởng Tốt TB Xấu 1 2 3 … Tổng

c. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của cây Dẻ gai Ấn Độ

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát thực địa, lấy mẫu về đo đếm đồng thời thu thập các thông tin từ cán bộ lâm nghiệp có kinh nghiệm trong vùng nghiên cứu nhằm xác định được các nội dung sau:

- Đặc điểm hình thái: Thân cây, tán cây, vỏ cây, cành cây, lá cây, rễ và hoa quả của cây Dẻ gai Ấn Độ…

- Đặc điểm vật hậu: Mùa ra lá, mùa ra hoa kết quả,…

d. Điều tra nhân tố đất đai nơi cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh tự nhiên (TSTN)

- Điều tra nhân tố đất đai: Tiến hành đào 2 phẫu diện điển hình cho 02 khu vực nghiên cứu và lấy mẫu về phân tích các chỉ tiêu như P2O5, Ca2+,… kết hợp tham khảo tài liệu đất của đất của sở Nông nghiệp Bắc Giang. Kết quả được ghi vào biểu dưới đây.

Biểu 2.6. Đặc điểm đất nơi có Dẻ gai Ấn độ phân bố Phẫu diện Tầng (độ sâu) pH Mùn (%) Chất dễ tiêu (ppm)

Cation trao đổi (me/100g)

Độ chua trao đổi (me/100g) P2O5 K2O5 Ca2+ Mg

2+

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

e. Điều tra đặc điểm tái sinh của loài Dẻ gai Ấn Độ tái sinh tự nhiên (TSTN) xung quanh gốc cây mẹ:

Cây tái sinh được điều tra trong các ô dạng bản xung quanh gốc cây mẹ gồm các cây có đường kính < 6cm. Các chỉ tiêu xác định là: Chiều cao vút ngọn, tình trạng sinh trưởng, nguồn gốc cây tái sinh (theo hạt hay theo chồi), phẩm chất cây tái sinh. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 2.7:

Biểu 2.7. Biểu điều tra cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh

OTC số: Vị trí/số ODB:

Trạng thái: Ngày điều tra: Người điều tra:

STT Tên loài cây Hvn (m) HDC (m) Chất lƣợng sinh trƣởng Tốt Trung bình Xấu 1 2 3 … Tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 25 - 32)