Cấu trúc mật độ tầng cây cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 44 - 45)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3.4.Cấu trúc mật độ tầng cây cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ

Mật độ tầng cây cao là số cây của tầng cây cao trên một ha (N=cây/ha). Để có được mật độ cây/ha trước hết ta phải điều tra và tính mật độ cây/OTC. Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói nên mức độ tận dụng diện tích dinh dưỡng của quần thể. Mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều tra tại 2 trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 thu được kết quả tổng hợp mật độ tầng cây cao ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Mật độ tầng cây cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ Trạng thái rừng Mật độ (cây/6000m2) Mật độ (cây/ha) Mật độ Dẻ gai Ấn Độ (cây/6000 m2 ) Mật độ Dẻ gai Ấn Độ (cây/ha) IIIA2 355 592 45 75 IIIA3 315 525 28 47

Từ kết quả ở bảng 3.7 ta thấy: Ở trạng thái rừng IIIA2 có tổng số cây điều tra trên 6 OTC (6.000 m2

) là 355 cây, mật độ lâm phần là 592 cây/ha và mật độ Dẻ gai Ấn Độ là 75 cây/ha; Trạng thái rừng IIIA3 có 315 cây/6.000m2 , mật độ lâm phần là 525 cây/ha và mật độ Dẻ gai Ấn Độ là 47 cây/ha. Như vậy mật độ cây trong trạng thái rừng IIIA2 lớn hơn trạng thái rừng IIIA3 điều này chứng tỏ rằng trong lâm phần rừng tự nhiên thì Dẻ gai Ấn Độ thích hợp nhất với mật độ 592 cây/ha. Kết hợp với việc so sánh mật độ lâm phần với mật độ Dẻ gai Ấn Độ trong 2 trạng thái rừng (khu vực) như sau: Ở mật độ chung của lâm phần thì khu vực 2 nhỏ hơn khu vực 1 và mật độ Dẻ gai Ấn Độ ở khu vực 2 cũng nhỏ hơn khu vực 1. Điều đó cho thấy trong lâm phần Dẻ gai Ấn Độ là cây gỗ lớn, ưa sáng nhưng ở giai đoạn cây con thì chịu bóng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 44 - 45)