0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hình thái lá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY DẺ GAI ẤN ĐỘ (CASTANOPSIS INDICA A.D.C.) TẠI HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG (Trang 32 -77 )

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.1.2. Hình thái lá

Lá đơn mọc cách, dày, có phiến tròn dài, mép có răng cưa nhọn đều, to khoảng 10 - 15 x 3 - 6,5cm. Mặt trên lá bóng màu xanh đậm, mặt dưới xám, có lông thưa, gân phụ 14 cặp. Cuống lá ngắn khoảng 0,4cm, có lông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2. Cành và lá Dẻ gai Ấn Độ 3.1.2. Đặc điểm vật hậu

Tác giả Lê Anh Công (2003) [9], Dẻ gai Ấn Độ có hoa đơn tính cùng gốc; cụm hoa tự đực hình đuôi sóc, cụm hoa cái dài 15 - 22cm, phủ nhiều lông, đấu không cuống đường kính 2 - 4cm; gai dài 1 - 2cm, phân nhánh từ gốc, phủ gần kín đấu. Khi quả chín tách không đều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quả kiên đơn lẻ, hình trứng cao 0,6 - 1,3cm, màu nâu bóng, có lớp lông tơ bao phủ, đầu có mũi nhọn.

3.2. Đặc điểm sinh thái nơi loài Dẻ gai Ấn Độ tái sinh phân bố

3.2.1. Đặc điểm khí hậu nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến phân bố, cấu trúc, sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa kết quả và năng suất của quần thể rừng đó là nhân tố khí hậu. Nhóm nhân tố khí hậu bao gồm các nhân tố: Bức xạ mặt trời, nhiệt độ, nước, thành phần và sự vận động không khí. Tất cả các nhân tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tổng hợp đến đời sống của quần xã thực vật rừng. Như vậy nếu điều kiện khí hậu thay đổi nó sẽ kéo theo sự thay đổi của lớp thảm thực vật.

Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra được, khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của thực vật thông qua chế độ nhiệt và chế độ nước, ánh sáng.

Theo tài liệu của trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn Bắc Giang thì tại khu vực nghiên cứu nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố có đặc điểm khí hậu như sau:

Bảng 3.1. Nhiệt độ (T) và lượng mưa (P) trung bình ở khu vực nghiên cứu

Tháng T(0C) P(mm) 1 14,6 44,9 2 19,5 44,1 3 20,2 12,0 4 26,9 70,9 5 28,0 150,5 6 33,4 230,1 7 29,4 288,4 8 27,5 351,4 9 26,4 179,9 10 25,4 104,1 11 22,5 81,9 12 17,8 50,2 TB 28,5 1.608,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.1 cho thấy: Để đánh giá mức độ thích hợp của cây Dẻ gai Ấn Độ với điều kiện khí hậu khu vực sinh sống, tôi lấy số liệ quán trắc vế nhiệt độ và lượng trong 12 tháng. Qua kết quả theo dõi cho thấy.

- Nhiệt độ: Vùng phân bố của Dẻ gai Ấn Độ có nhiệt độ trung bình hàng tháng có sự chênh lệch, cao nhất là 33,40C và thấp nhất là 14,60C. Nhiệt độ trung bình năm là 28,50

C.

- Lượng mưa: Dẻ gai Ấn Độ sống trong các khu vực nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm là 1.608,4 mm.

Như vậy, Dẻ gai Ấn Độ phân bố về biên độ nhiệt độ là khá rộng, ngoài những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi ra còn có khả năng sống được ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa hàng năm không cao như một số tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên,… Dẻ gai Ấn Độ có biên độ sinh thái về khí hậu khá rộng, rừng núi xã Lục Sơn là nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi để gây trồng và phát triển rừng Dẻ gai Ấn Độ.

3.2.2. Đặc điểm đất đai nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố

Các chỉ tiêu chính cần xét cho một vùng sinh thái nông lâm nghiệp là các yếu tố đất - nước - khí hậu, trong đó khí hậu khó tác động, cải tạo mà thực tế phải thích nghi. Đối với yếu tố đất và nước một mặt ta sử dụng tính thích nghi trong phương hướng sản xuất và biện pháp canh tác, ngoài ra có thể dùng các biện pháp kinh tế và kỹ thuật tác động hoặc cải tạo để tạo ra những điều kiện thích hợp tối ưu cho các loại cây trồng phát triển. Nhằm tạo cơ sở cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nhân tố sinh thái, tiềm năng tài nguyên môi trường, cần thiết phải phân vùng sinh thái nông nghiệp ở mỗi quốc gia.

Độ sâu tầng đất, tính chất và thành phần dinh dưỡng đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và Dẻ gai Ấn Độ nói riêng. Những nhân tố khí hậu và thảm thực vật, điều kiện đất là một trong những cơ sở hết sức quan trọng để lựa chọn vùng trồng cây và trồng rừng. Tại khu vực Dẻ gai Ấn Độ phân bố, đề tài tiến hành đào phẫu diện đất điển hình tại 2 khu vực nghiên cứu, phẫu diện 1 được bố trí tại khu vực 1 ( T r ạ n g t h á i r ừ n g IIIA2 - trong ô tiêu chuẩn 3), phẫu diện 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

,

được bố trí tại khu vực 2 (trạng thái rừng IIIA3 - trong ô tiêu chuẩn 2). Đất tại mỗi phẫu diện được lấy ở 2 tầng (A và B) với chiều sâu khác nhau, kết quả phân tích tính chất – thành phần dinh dưỡng đất được thể hiện dưới bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Đặc điểm đất nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố Phẫu diện Tầng (độ sâu) pH Mùn (%) Chất dễ tiêu (ppm)

Cation trao đổi (me/100g)

Độ chua trao đổi (me/100g) P205 K20 Ca2+ Mg2+ H+ Al3+ 1 A(0 - 30) (27cm) 4,46 3,98 0,23 9,45 0,19 0,24 0,09 2,45 B(30- 50) (45cm) 4,26 2,59 0,46 10,61 0,09 0,19 0,10 2,98 2 A(0 - 30) (30cm) 4,14 4,05 0,25 8,42 0,21 0,30 0,11 1,83 B(30 - 56) (50cm) 4,30 2,15 0,17 6,87 0,19 0,21 0,08 1,75

Qua kết quả phân tích đất ở bảng 3.2 cho thấy:

Phẫu diện 1 (trạng thái rừng IIIA2), phẫu diện 2 (trạng thái rừng IIIA3) có độ pH giao động trong khoảng từ 4,14 đến 4,46 và độ pH ở tầng B thấp hơn tầng A (phẫu diện 1) và độ pH ở tầng B cao hơn tầng A (phẫu diện 2). Như vậy đất có Dẻ gai Ấn Độ sinh sống hầu hết là đất chua.

Cả 2 mẫu đất đều có hàm lượng mùn, nồng độ cation Ca2+ Mg2+ giảm khi độ sâu tăng. Tuy nhiện mức độ giảm là không giống nhau. Hàm lượng Ca2+ giảm từ 0,19 xuống 0,09 (phẫu diện 1) và giảm từ 0,30 xuống 0,19 phẫu diện 2. Hàm lượng Mg2+

giảm từ 0,24 xuống 0,19 (phẫu diện 1) và giảm từ 0,30 xuống 0,21 (phẫu diện 2).

Ở phẫu diện 1 hàm lượng P205, K20; độ chua trao đổi H+

, Al3+ tăng khi độ sâu tăng; pH giảm khi độ sâu tăng, còn ở phẫu diện 2 thì độ chua trao đổi tăng khi độ sâu tăng. Điều đó chứng tỏ rằng Dẻ gai Ấn Độ thích hợp với nhiều loại đất khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hàm lượng mùn ở các phẫu diện cũng giảm khi độ sâu tăng. Hàm lượng mùn ở các tầng đất đều ở mức trung bình.

Qua kết quả điều tra, dựa vào kết quả phân tích đất về mặt hoá tính, mô tả về mặt lý tính ta thấy Dẻ gai Ấn Độ thích hợp với đất có tầng dày, thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn ít, độ dốc cao.

3.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng ảnh hƣởng đến tái sinh của cây Dẻ gai Ấn Độ sinh của cây Dẻ gai Ấn Độ

3.3.1. Phân bố của Dẻ gai Ấn Độ phân bố

Để có những đánh giá khách quan về khu vực phân bố của Dẻ gai Ấn Độ, đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên mỗi trạng rừng 1 OTC, trong mỗi OTC tiến hành đếm số cây Dẻ gai Ấn Độ (bao gồm cả cây lớn và cây tái sinh). Kết quả được tổng hợp vào bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tần suất xuất hiện của Dẻ gai Ấn Độ ở các trạng thái rừng khác nhau Kiểu rừng Trạng thái Số lượng cây tầng cao (cây) Số lượng cây tái sinh (cây)

Tổng số (cây) Tần suất (%) I IA 0 0 0 0,00 IB 0 0 0 0,00 IC 0 2 2 1,94 II IIA 3 3 6 5,83 IIB 3 6 9 8,74 III IIIA1 5 9 14 13,59 IIIA2 9 12 21 20,39 IIIA3 12 11 23 22,33 IIIB 11 8 19 18,45 IV IV 12 6 18 17,48

Kết quả điều tra sơ bộ ở bảng 3.3 cho thấy: Ở trạng thái rừng IA, IB, IC tần suất xuất hiện của cây Dẻ gai Ấn Độ trong 3 trạng thái rừng này là thấp nhất. Vì 3 trạng thái rừng này có độ che phủ thấp, không phải là điều kiện thuận lợi cho cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh. Trong trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thái rừng IIIA2, IIIA3 có tần suất hiện khá cao. Có thể thấy trong các trạng thái rừng đã điều tra thì trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 có số lượng cây tái sinh cao nhất.

Tần suất xuất hiện cây Dẻ gai Ấn Độ xuất hiện trong các trạng thái rừng được thể hiện qua hình 3.4.

Hình 3.4. Tần suất xuất hiện của Dẻ gai Ấn Độ ở các trạng thái rừng

Địa điểm khu vực nghiên cứu có chức năng là bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi rừng nơi còn có khả năng tái sinh tự nhiên, trồng rừng mới nơi đất trống nhằm phục hồi diện tích rừng đã bị chặt phá tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Vì vậy trong đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu ở 2 trạng thái rừng là: Trạng thái IIIA2 và IIIA3.

3.3.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần quần thể thực vật rừng theo không gian và theo thời gian. Việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao thông qua tài liệu đã quan sát để từ cấu trúc thực tế tạo ra một cấu trúc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp.

3.3.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao trạng thái rừng IIIA2

Để có được cấu trúc tổ thành loài cây tầng cao của lâm phần tôi tiến hành đo đếm trong 6 ô tiêu chuẩn, tổng diện tích là 6.000m2. Kết quả nghiên cứu về tổ thành loài cây cao được thể hiện ở bảng 3.4:

Tần suất (%) 0.00 0.001.94 5.83 8.74 13.59 20.39 22.33 18.45 17.48 IA IB IC IIA IIB IIIA1 IIIA2 IIIA3 IIIB IV

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4. Tổ thành loài cây cao trạng thái rừng IIIA2

STT Loài cây Số cây

đo đếm Tỷ lệ (%) STT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ (%) 1 Dẻ gai Ấn Độ 45 12,68 30 Nhãn rừng 3 0,85 2 Sồi bộp 30 8,45 31 Mít rừng 3 0,85 3 Đỏ ngọn 18 5,07 32 Hồng rừng 2 0,56

4 Lộc mại 17 4,79 33 Vối thuốc 2 0,56

5 Thẩu mật tù 16 4,51 34 Thanh thất 2 0,56

6 Sung rừng 16 4,51 35 Ớt rừng 2 0,56

7 Vàng anh 15 4,23 36 Thừng mực 2 0,56

8 Xoan nhừ 14 3,94 37 Dung quả to 2 0,56

9 Hoắc quang 13 3,66 38 Trâm vối 2 0,56

10 Thành ngạnh 12 3,38 39 Trẩu 2 0,56

11 Ngát 11 3,10 40 Lọng bàng 2 0,56

12 Dung giấy 10 2,82 41 Kè đuôi dông 1 0,28

13 Bứa 9 2,54 42 Sồi đỏ 1 0,28

14 Chay 8 2,25 43 Chẹo tía 1 0,28

15 Dẻ đấu loe 8 2,25 44 Gội nếp 1 0,28

16 Thị rừng 7 1,97 45 Muồng 1 0,28

17 Xoan nhừ 7 1,97 46 Cơm nguội 1 0,28

18 Mán đỉa trâu 7 1,97 47 Me chua 1 0,28

19 Xoan đào 6 1,69 48 Sơn lá nhỏ 1 0,28

20 Lim xẹt 6 1,69 49 Lọng bàng 1 0,28

21 Sồi lỗ 6 1,69 50 Hoa sữa 1 0,28

22 Côm tầng 5 1,41 51 Sau sau 1 0,28

23 Trai lý 5 1,41 52 Muồng 1 0,28 24 Bằng lăng ổi 5 1,41 53 Sảng 1 0,28 25 Quếch 4 1,13 54 Đỏng 1 0,28 26 Ràng rang hom 4 1,13 55 Bồ đề 1 0,28 27 Trám trắng 4 1,13 56 Lim xanh 1 0,28 28 Dền 3 0,85 57 Thẩu tấu 1 0,28 29 Sồi cuống 3 0,85

Từ kết quả điều tra ta tính được công thức tổ thành tầng cây cao ở trạng thái rừng IIIA2 như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công thức tổ thành của tầng cây cao: 1,27Dgad + 0,85S+ 0,51Đn + 0,48Lm + 0,45Tmt + 0,45Sr + 0,42Va + 0,39Xn + 0,37Hq + 0,34Tn + 0,31Ng + 0,28Dg + 0,25B + ....

Trong đó: Dgad là Dẻ gai Ấn Độ; Sb là sồi bộp; Đn là đỏ ngọn; Lm là lộc mại; Tmt là thẩu mật tù; Sr là Sung rừng; Va là Vàng anh; Xn là Xoan nhừ; Hq là hoắc quang; Tn là thành ngạnh; Ng là ngát; Dg là dung giấy; B là bứa, …

Qua công thức tổ thành tầng cây cao của lâm phần có Dẻ gai Ấn độ phân bố cho thấy tổ thành loài cây trong trạng thái rừng IIIA2 khá đa dạng, loài cây ưu thế không rõ rệt, nhưng có thể xác định nhóm loài cây ưu thế gồm 5 - 10 loài trong tổng số 57 loài tầng cây cao, đây là những loài thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai của địa phương.

Công thức tổ thành tầng cây cao cho thấy, nhóm loài ưu thế gồm các loài cây như: Dẻ gai ấn Độ; Sồi bộp; Đỏ ngọn; Lộc mại; Thẩu mật tù; Sung rừng; Vàng anh; Xoan nhừ; Hoắc quang; Thành ngạnh; Ngát; Dung giấy; Bứa,… trong lâm phần vẫn tồn tại các loài cây gỗ vừa và nhỏ có ít giá trị kinh tế như: Sung, Thành ngạnh,… Do đó, cần có biện pháp điều chỉnh tổ thành nhằm giảm mật độ một số loài cây gỗ ít giá trị kinh tế trong nhóm loài cây ưu thế để tạo điều kiện cung cấp ánh sáng và không gian dinh dưỡng cho các loài cây mẹ gỗ lớn có giá trị kinh tế cao trong nhóm loài cây ưu thế sinh trưởng và phát triển thuận lợi, đảm bảo khả năng tái sinh tốt.

Ngoài nhóm loài cây ưu thế còn có hàng chục loài cây có tổ thành rất thấp (dưới 1%) và có giá trị kinh tế thấp như: Cơm nguội, Vối thuốc, Dền, Sồi cuống… (bảng 3.3). Trong những điều kiện nhất định của trạng thái rừng IIIA2 sự vắng mặt phần lớn của những loài cây có tổ thành thấp sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn và phát triển rừng. Các nhóm loài cây ưu thế xuất hiện trong các OTC của trạng thái rừng IIIA2 đều có sự tham gia của cây Dẻ gai Ấn Độ. Như vậy Dẻ gai Ấn Độ vẫn là loài cây ưu thế của rừng. Điều đó cho thấy Dẻ gai Ấn Độ rất thích hợp với khí hậu và điều kiện tự nhiên của trạng thái rừng của xã Lục Sơn.

3.3.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao trạng thái rừng IIIA3

Nghiên cứu còn được tiến hành trên trạng thái rừng IIIA3 với 6 OTC trên tổng diện tích là 6.000 m2

kết quả tính toán tổ thành tầng cây cao được thể hiện ở bảng 3.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Tổ thành loài cây cao trạng thái rừng IIIA3

STT Loài cây Số cây Tỷ lệ (%) STT Loài cây Số cây Tỷ lệ (%)

1 Sồi bộp 38 12,06 27 Giàng giàng 3 0,95

2 Dẻ gai Ấn Độ 28 8,89 28 Mít rừng 3 0,95

3 Đại phong tử 20 6,35 29 Trám đen 2 0,63

4 Thành ngạnh 18 5,71 30 Gừng dại 2 0,63

5 Thẩu mật tù 15 4,76 31 Vối thuốc 2 0,63

6 Ba soi 15 4,76 32 Kè đuôi dông 2 0,63

7 Sung rừng 14 4,44 33 Sồi lỗ 2 0,63

8 Xoan nhừ 12 3,81 34 Trâm vối 2 0,63

9 Chè vàng 12 3,81 35 Xoan đào 2 0,63

10 Dung giấy 11 3,49 36 Lọng bàng 1 0,32

11 Ngát 10 3,17 37 Trẩu 1 0,32

12 Dẻ gai thưa 10 3,17 38 Thanh thất 1 0,32

13 Sồi đấu 9 2,86 39 Dền 1 0,32

14 Chay 9 2,86 40 Chẹo tía 1 0,32

15 Bứa 7 2,22 41 Hoắc quang 1 0,32

16 Lim xẹt 6 1,90 42 Muồng 1 0,32

17 Máu chó 6 1,90 43 Sảng 1 0,32

18 Nhãn rừng 5 1,59 44 Bồ đề 1 0,32

19 Sồi cuống 5 1,59 45 Cơm nguội 1 0,32

20 Sòi tía 5 1,59 46 Thẩu tấu 1 0,32

21 Trám trắng 5 1,59 47 Ổi rừng 1 0,32

22 Dung quả to 4 1,27 48 Bằng lăng 1 0,32

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY DẺ GAI ẤN ĐỘ (CASTANOPSIS INDICA A.D.C.) TẠI HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG (Trang 32 -77 )

×