Trạng thái rừng IIIA3

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 47 - 48)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3.5.2.Trạng thái rừng IIIA3

Kết quả thành phần loài đi kèm với Dẻ gai Ấn Độ ở trạng thái rừng IIIA3 được điều tra tổng hợp ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Thành phần loài cây đi kèm với Dẻ gai Ấn Độ trạng thái rừng IIIA3 STT Loài cây Số cây Tỷ lệ % STT Loài cây Số cây Tỷ lệ %

1 Sồi bộp 11 10,58 13 Sồi đấu 3 2,88

2 Sung rừng 10 9,62 14 Nhãn rừng 3 2,88

3 Xoan nhừ 9 8,65 15 Bứa 3 2,88

4 Thành ngạnh 8 7,69 16 Lim xẹt 2 1,92

5 Thẩu mật tù 8 7,69 17 Máu chó 2 1,92

6 Ba soi 7 6,73 18 Sồi cuống 2 1,92

7 Đại phong tử 7 6,73 19 Bồ đề 1 0,96

8 Dẻ gai thưa 6 5,77 20 Mít rừng 1 0,96

9 Chè vàng 6 5,77 21 Trám trắng 1 0,96

10 Dung giấy 5 4,81 22 Sau sau 1 0,96

11 Ngát 4 3,85 23 Trám đen 1 0,96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.9, ta có thể thấy ở trạng thái rừng IIIA3 đề tài chọn 23 cây, Dẻ gai Ấn Độ làm tâm ô tiêu chuẩn. Số cây bình quân mỗi loài ở trạng thái rừng IIIA3 là 4 - 5 cây, số loài cây chính tham gia vào tổ thành rừng bao gồm: Sồi bộp 10,58%; Sung rừng 9,62%; Xoan nhừ 8,65%; Thành ngạnh 7,69%; Thẩu mật tù 7,69%; Ba soi 6,73%; Đại phong tử 6,73 %... qua đó, công thức tổ thành loài cây đi kèm với Dẻ gai ấn Độ ở trạng thái rừng IIIA3 được viết như sau: 1,06 Sb + 0,96Sr + 0,87Xn + 0,77 Tn + 0,77 Tmt + 0,67Bs + 0,67 Đpt...

Trong đó: Sb là Sồi bộp; Sr là Sung rừng; Xn là Xoan nhừ; Tn là thành ngạnh; Tmt là Thẩu mật tù; Bs là Ba soi; Đpt là Đại phong tử…

Kết quả điều tra cho thấy có 23 loài đi kèm và chúng có quan hệ gần gũi với Dẻ gai Ấn Độ.

Từ kết quả phân tích thành phần loài cây đi kèm Dẻ gai Ấn Độ và công thức tổ thành của những loài cây mọc tự nhiên xung quanh gốc Dẻ gai Ấn Độ, có thể rút ra kết luận sau: Dẻ gai Ấn Độ thường sống cùng với các loài cây như: Đỏ ngọn, Sồi bốp, Sung rừng, Thẩu mật tù, Thành ngạnh, Ba soi,... cho nên tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh rừng và mục đích kinh doanh trồng rừng mới, cũng như phục vụ cho công tác bảo tồn, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, phục hồi rừng sau khai thác, ta có thể trồng Dẻ gai Ấn Độ hỗn giao với các loài cây nói trên và có thể trồng hỗn giao theo tỷ lệ giảm dần của các loài cây từ cao xuống thấp. Hay căn cứ vào thành phần cây đi kèm để điều chỉnh mật độ, thành phần loài sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 47 - 48)