2. Mục tiêu của đề tài
3.4.2. Mật độ cây tái sinh của loài Dẻ gai ấn Độ
Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần. Từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào cho lâm phần ổn định bền vững lâu dài.
Kết quả tính toán mật độ cây tái sinh của Dẻ gai ấn Độ trên trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 được thể hiện ở bảng 3.14:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.14. Mật độ cây tái sinh của Dẻ gai ấn Độ ở cả 2 trạng thái rừng Trạng thái rừng Số cây/ tổng số ODB(480 m2) N (cây/ha)
Cây tái sinh có Triển vọng (cây/ha)
Dẻ gai Ấn Độ (cây/ha)
IIIA2 459 9.563 7.578 625
IIIA3 393 8.188 6.834 479
Qua bảng 3.14 ta thấy mật độ cây tái sinh tự nhiên ở 2 khu vực nói chung là tốt, mật độ tái sinh ở trạng thái rừng IIIA2 là 9.563 cây/ha, trong đó số cây tái sinh có triển vọng là 7.578 cây/ha chiếm 79,24% tổng số cây tái sinh ở khu vực 1, mật độ tái sinh của Dẻ gai ấn độ là 625 cây/ha chiếm 6,54% tổng số cây tái sinh. Ở trạng thái rừng IIIA3 mật độ tái sinh là 8.188 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh có triển vọng là 6.834 cây/ha, chiếm 83,46% và mật độ của Dẻ gai Ấn Độ là 479 cây/ha chiếm 5,85% tổng số cây tái sinh ở khu vực 2.
Trong c á c công thức tổ thành cây tái sinh ở cả 2 khu vực thì ta thấy Dẻ gai Ấn Độ đều chiếm tỷ lệ cao. Điều đó chứng tỏ rằng sức sống của cây Dẻ gai Ấn Độ chiếm ưu thế vượt trội về mật độ và thích nghi rất tốt với điều kiện sinh thái ở cả 2 trạng thái IIIA2 và IIIA3.