Số lượng cây tái sinh và Dẻ gai Ấn Độ phân theo từng cấp chiều

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 54 - 55)

2. Mục tiêu của đề tài

3.4.3.1.Số lượng cây tái sinh và Dẻ gai Ấn Độ phân theo từng cấp chiều

Như vậy số lượng cây tái sinh của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ phân theo từng cấp chiều cao ở 2 khu vực nghiên cứu trên là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng khu vực và được thể hiện ở bảng 3.15:

Bảng 3.15. Số lượng cây tái sinh của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ phân theo từng cấp chiều cao

KV Đối

tượng

Tổng số (cây)

Số lượng cây tái sinh /ha của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ phân theo từng cấp chiều cao (cm)

< 100 101 - 200 201 - 300 301 - 400 < 1000 IIIA2 Dẻ gai 625 104 146 167 104 104 Lâm phần 9.562 2.042 1.875 2.062 1.542 2.042 IIIA3 Dẻ gai 479 104 125 63 42 146 Lâm phần 8.188 1.917 1.875 1.313 1.333 1.750

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Viện điều tra quy hoạch rừng đã đánh giá về cây tái sinh và chia làm 5 cấp, những cây tái sinh có chiều cao >100cm sẽ được đánh giá là cây có triển vọng, cụ thể là:

Cấp 1: Mật độ cây tái sinh >12.000 cây/ha là tái sinh rất tốt. Cấp 2: Mật độ cây tái sinh 8.001- 12.000 cây/ha là tái sinh tốt. Cấp 3: Mật độ cây tái sinh 4.001 – 8.000 cây/ha là tái sinh khá. Cấp 4: Mật độ cây tái sinh 2.001- 4.000cây/ha là tái sinh trung bình. Cấp 5: Mật độ cây tái sinh < 2.000 cây/ha là tái sinh kém.

Kết quả điều tra ở 2 trạng thái rừng và được tổng hợp vào bảng 4.16 cho thấy: Tái sinh tự nhiên của lâm phần ở khu vực 1 và 2 là tốt (cấp 2 >8.001cây/ha).

Ở khu vực 1 và 2 tôi thấy, số lượng cây tái sinh ở khu vực 1 cao hơn số cây của khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ cây tái sinh là 9.563 cây/ha, khu vực 2 mật độ cây tái sinh là 8.188 cây/ha). Số lượng cây triển vọng ở khu vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần ở cả 2 khu vực đều giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Ở chiều cao từ 100 cm trở lên (cây tái sinh có triển vọng), số lượng cây tái sinh tương đối cao (khu vực 1 có 7.521 cây chiếm 78,66% tổng số 9.562 cây tái sinh của lâm phần; khu vực 2 có 6.271 chiếm 76,59% tổng số 8.188 cây tái sinh của lâm phần).

Dẻ gai Ấn Độ tái sinh cũng rất khác nhau ở 2 khu vực, nhìn chung ở khu vực 1 Dẻ gai Ấn Độ tái sinh tốt hơn so với khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ Dẻ gai Ấn Độ tái sinh là 625 cây/ha chiếm 6,54%; khu vực 2 mật độ cây tái sinh là 479 cây/ha chiếm 5,85% tổng số cây tái sinh của lâm phần). Cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ khá cao (từ 100cm trở lên). Khu vực 1 có 521 cây chiếm 83,36%; khu vực 2 có 376 cây chiếm 78,50% tổng số cây Dẻ gai Ấn Độ tái sinh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai ấn độ (castanopsis indica a.d.c.) tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 54 - 55)