Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán Tòa án cấp huyện

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 106)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

3.3.4. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán Tòa án cấp huyện

của Thẩm phán Tòa án cấp huyện

Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác giám sát, động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị việc khắc phục, sửa chữa.

Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp. Trong một nền tư pháp của nhân dân thì nhân dân phải được tiếp cận thông tin về hoạt động xét xử và giám sát hành vi của các Thẩm phán. Các tổ chức chính trị - xã hội có thể đóng vai trò giám sát tư pháp để làm tăng trách nhiệm của các Thẩm phán.

Từng bước thực hiện công khai hóa bản án của Tòa án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục. Công bố bản án là việc chuyển tải toàn văn các quyết định và bản án của Tòa án tới công chúng một cách công khai. Mục đích của việc công bố phán quyết của Tòa án là nhằm làm cho công chúng thấy rõ quan điểm của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để xét xử và giám sát chất lượng của Thẩm phán khi tuyên bản án đó. Việc công bố bản án là hình thức công khai, minh bạch

hóa chính sách và pháp luật, việc làm này được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng, đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, trong đó người dân thực sự được làm chủ xã hội thông qua việc được biết, được bàn, được kiểm tra việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp, của Tòa án. Cũng chính vì thế mà bản thân các Thẩm phán phải nâng cao năng lực chuyên môn để làm sao tuyên bản án được chính xác, đúng đường lối chính sách, đúng pháp luật được xã hội thừa nhận.

Ngoài ra cũng cần chú trọng thực hiện những giải pháp sau để khắc phục những tồn tại và hạn chế của Thẩm phán trong quá trình xét xử các vụ án hình sự:

Phòng Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần có biện pháp khoa học kiểm tra tất cả các án văn, quyết định của Tòa án cấp huyện, nhằm phát hiện sớm những sai sót. Khi phát hiện sai phạm, phải có biện pháp chấn chỉnh ngay nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, thiệt hại về vật chất, tinh thần cho những người bị ảnh hưởng bởi hành vi sai phạm của Thẩm phán. Nếu không phát hiện sớm những sai sót, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật sẽ dẫn đến việc bắt buộc phải hủy án sơ thẩm, gây dư luận không tốt đối với Tòa án. Việc này cũng làm ảnh hưởng không tốt đến vị trí, vai trò của Thẩm phán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Cần có cơ chế giám sát của các nhà quản lý nhằm kiểm tra việc thực hiện đúng các thông tư hướng dẫn liên ngành giữa Viện kiểm sát và Tòa án nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra một cách tùy tiện không đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng không làm triệt tiêu tính độc lập khi xét xử của các Thẩm phán.

Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có chương trình tập huấn từng chuyên đề đối với những hạn chế thường gặp của các Thẩm phán cấp huyện.

của các Hội thẩm nhân dân, đưa tiêu chí chất lượng xét xử tại Tòa án vào tiêu chuẩn bình xét thi đua hàng năm tại nơi công tác của Hội thẩm.

Nâng cao vai trò quản lý của Thẩm phán đối với Thư ký trong quá trình tố tụng.

Khi có án hủy sửa do lỗi chú quan của Thẩm phán, tại Tòa án có án bị hủy sửa phải tổ chức thảo luận rút kinh nghiệm trong toàn thể cán bộ làm công tác xét xử tại đơn vị. Nếu sai phạm nghiêm trọng phải có hình thức xử lý nghiêm minh.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm của người Đảng viên. Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi bộ Đảng cơ sở thường xuyên nhắc nhở giáo dục đạo đức cách mạng cho Thẩm phán (vì họ đồng thời cũng là Đảng viên)

Tóm lại, hoạt động xét xử của Tòa án là nơi thể hiện rõ nét nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp, nơi thể hiện rõ nhất bản chất nhân dân, tính công bằng, công lý và dân chủ trong hoạt động tư pháp, trong đó Thẩm phán có vai trò trung tâm, là thành phần chính tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử. Chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử không chỉ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các Thẩm phán mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã phân tích và xác định: Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác, và Thẩm phán chính là những người đại diện Tòa án thực hiện những hoạt động này.

Tuy nhiên, Thẩm phán là con người cụ thể nên không phải lúc nào cũng toàn vẹn, tròn trịa được. Bởi vậy, ông bà ta có câu “Nhân vô thập toàn”, Thẩm phán cũng không thể sống, tồn tại ngoài cái triết lý bất di, bất dịch ấy. Vì vậy, chúng ta cũng nên chấp nhận sự sai sót với một tỉ lệ cho phép đối với Thẩm phán. Đừng nhìn vào một hiện tượng nào đó mà đánh giá không tốt về một Thẩm phán thì cũng quá khắc nghiệt với họ. Tuy nhiên, qua phân tích nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán, chúng ta, xã hội và kể cả bản thân người Thẩm phán, đòi hỏi Thẩm phán là phải xác định cho mình một tâm thế trong xét xử các vụ án hình sự thì không thể để sai sót, dù là sai sót nhỏ nhất. Vì mọi quyết định của họ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội. Họ nhân danh Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

Thẩm phán của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một đất nước của dân, do dân và vì dân, họ vừa là người mang lại sự công bằng của xã hội, và với vai trò của người Đảng viên, họ phải vừa là người đầy tớ của dân. Không phải đơn thuần là Thẩm phán như những Thẩm phán ở các nước khác, chỉ xét xử và áp dụng pháp luật một cách hàn lâm và chuyên nghiệp. Thẩm phán của chúng ta trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xét xử, họ còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng giao phó, đó là giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục ý thức xây dựng tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa cho nhân dân,

mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, cùng nhau xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Điều này có nghĩa là Thẩm phán cần phải vừa vận dụng pháp luật, vừa phải thấu hiểu sâu sắc phong tục tập quán của dân tộc để làm sao cho sau khi tham gia vào quá trình tố tụng của Tòa án, đương sự, bị cáo hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có thêm kiến thức về pháp luật, hiểu được những lợi ích từ việc tuân thủ pháp luật, từ đó sống và làm việc theo quy định của pháp luật, không còn thực hiện những hành vi lệch chuẩn mà pháp luật cấm đoán.

Tuy nhiên xã hội vẫn là xã hội. Kinh tế, văn hóa càng phát triển, thì hệ lụy của tội phạm cũng ngày càng phát triển theo. Do đó, bản thân người Thẩm phán phải luôn học tập, trao dồi, rèn luyện để luôn luôn có đủ tầm về năng lực chuyên môn, bản lĩnh, đạo đức và có đầy đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ của mình.

Đồng thời, qua bài luận văn này, mong rằng mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận thức rõ vị trí, vai trò của Thẩm phán. Từ đó, có tinh thần phối hợp trong công tác nhằm phối hợp cùng với Bộ máy Nhà nước và cả hệ thống chinh trị thực hiện xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)