Nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 31 - 33)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

1.3.1. Nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”

Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc suy đoán vô tội, nghĩa là một khi pháp luật chưa điều chỉnh rõ ràng thì mọi giải thích, áp dụng pháp luật đều phải tuân theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo và chỉ khi có bản án kết

tội đã có hiệu lực pháp luật thì mới được xem một ai đó là có tội. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, những người tiến hành tố tụng luôn phải có tư duy: Tất cả mọi người đều được coi là chưa có tội khi chưa có một bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền kết tội.

Thực tế hiện nay, khi một người bị bắt giữ từ khi có quyết định khởi tố bị can thì thường bị coi là tội phạm và họ bị đối xử như một người phạm tội. Bị cáo phải bị hạn chế một số quyền nhất định, kể cả khi ra trước Toà án. Trong quá trình xét hỏi, đôi khi có trường hợp Thẩm phán có thái độ lớn tiếng, không cho bị cáo trình bày đầy đủ các tình tiết của vụ án theo ý của bị cáo, mà phải trình bày theo từng câu hỏi có chủ ý của Thẩm phán.

Hiện nay có tình trạng báo chí đưa tin một cách không khách quan khi một người nào đó bị bắt giữ, đặc biệt là đối với những vụ án lớn. Khuynh hướng báo chí kết tội bị cáo trước khi Tòa án xét xử là khuynh hướng có thật hiện nay. Điều này tạo nên một dư luận xã hội không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý chung của xã hội, mà trong đó có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của Thẩm phán khi xét xử.

Nguyên tắc này đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản

án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Mặc dù đã được quy định từ

lâu, nhưng việc áp dụng chưa được triệt để.

Nguyên tắc này thể hiện vị trí và vai trò quan trọng của Tòa án trong xã hội, mà trong đó Thẩm phán là người đại diện cho Tòa án khi thực hiện chức năng xét xử. Chỉ có Tòa án, chứ không phải là một cơ quan nào khác, mới có thẩm quyền để thực hiện chức năng xét xử. Chỉ có Tòa án mới được nhân danh một nước để phán quyết những vấn đề liên quan khi thực hiện chức năng xét xử. Điều này thể hiện tầm quan trọng của Tòa án, cũng như Thẩm phán trong xã hội. Vị trí, vai trò này không phải ngẫu nhiên mà có, mà nó là sự

phân công lao đông trong xã hội, là kết quả của một quá trình lao động và phát triển lâu dài của xã hội loài người.

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)