Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 99 - 104)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

3.3.2.Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện

nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện

Để nâng cao chất lượng xét xử thì vai trò của người Thẩm phán là vô cùng quan trọng. Thực tiễn hoạt động xét xử đã chứng minh rằng công tác đào tạo Thẩm phán có chất lượng mới tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng.

Trước hết, cần đẩy mạnh để đào tạo nguồn để bổ sung cho những nơi thiếu Thẩm phán và thay thế dần những người có trình độ chuyên môn yếu. Nguồn nhân lực bổ sung cho đội ngũ Thẩm phán trước mắt vẫn là nguồn từ sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo luật trong nước. Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 01 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cần “tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào

tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực hiện… Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp”. Để chất lượng đào tạo được tốt, cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung,

chương trình và phương pháp đào tạo pháp luật; tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo pháp luật; kiện toàn tổ chức và hệ thống các cơ sở đào tạo pháp luật. Chương trình giảng dạy tại các trường luật cần phải được cải cách. Thay vì yêu cầu sinh viên luật học thuộc một khối lượng lớn các giáo trình chỉ mang tính chất hàn lâm, không thực dụng nên dạy sinh viên luật về những kỹ năng lý thuyết và thực hành nền tảng, có tính chất thực tế, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề.

Thực trạng cho thấy việc số án bị hủy, bị sửa còn cao là do thiếu Thẩm phán, để khắc phục tình trạng tỷ lệ án bị hủy, bị sửa cao, khiếu nại bức xúc kéo dài, trước hết phải đặt vấn đề nâng cao chất lượng Thẩm phán. Đây là vấn đề liên quan đến quá trình đào tạo bậc đại học, sau đó là đào tạo về nghiệp vụ xét xử, sự tự rèn luyện và tự học tập của Thẩm phán, đào tạo nâng cao trình độ; trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhiều cấp, ngành, trong đó có trách nhiệm của cá nhân Thẩm phán. Cần đánh giá kết quả giáo dục ở bậc đại học, cùng đó là biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp với ngành Tòa án trong việc đào tạo nghiệp vụ xét xử, phân định rõ trách nhiệm của hai ngành đối với kết quả đào tạo. Mặt khác cũng không loại trừ trách nhiệm chủ quan của Thẩm phán trong việc để chất lượng xét xử kém.

Trong quá trình đào tạo cử nhân luật, cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ, pháp luật quốc tế, tin học, đáp ứng mục tiêu hội nhập toàn cầu hóa. Đào tạo

các kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp sinh viên có khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp tốt, thuyết trình, tư duy tích cực và sáng tạo, nhằm phát triển văn hóa ứng xử cho nguồn Thẩm phán sau này.

Bên cạnh đó cần có cơ chế khuyến khích những người tốt nghiệp cử nhân luật chính quy loại khá, giỏi và có trình độ sau đại học; có chính sách ưu tiên, hỗ trợ tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán cũng như chất lượng xét xử, TAND tối cao đã kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định giao chức năng dào tạo Thẩm phán cho TAND tối cao, vì đào tạo nghiệp vụ phải gắn với thực tiễn và kinh nghiệm xét xử. Thực tế hiện nay, hầu hết giảng viên tham gia giảng dạy đào tạo Thẩm phán là cán bộ, Thẩm phán của ngành Tòa án. Hiện tại, ngành Kiểm sát đã có trường đào tạo riêng để phục vụ cho việc tạo nguồn Kiểm sát viên. Vậy việc đào tạo Thẩm phán do ngành Tòa án đảm nhiệm sẽ giúp cho ngành Tòa án chủ động hơn trong công tác tạo nguồn Thẩm phán. Đồng thời cũng là cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Thẩm phán, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán và chất lượng xét xử của TAND các cấp.

Ngoài ra, để có thể xây dựng đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp. Cũng cần xem xét, nghiên cứu về chế độ Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời để họ có thể yên tâm làm công việc đầy khó khăn đã lựa chọn. Nhà nước nên có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với Thẩm phán về vật chất và tinh thần, có những hình thức tôn vinh Thẩm phán tương xứng với địa vị, công sức, bản lĩnh của Thẩm phán trước xã hội. Từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và xây dựng đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng mang tính tiên quyết để nâng cao địa vị của Thẩm phán trong hoạt động tư pháp và đối với xã hội góp phần nâng hiệu quả của hoạt xét xử.

Thẩm phán phải có trách nhiệm tự hoàn thiện mình, luôn hướng tới chân, thiện, mỹ. Phải làm sao thấu hiểu được hoàn cảnh của các đương sự, của bị cáo, của những người liên quan trong vụ án mà mình giải quyết. Việc tự rèn luyện để nâng cao đạo đức, nghề nghiệp của người Thẩm phán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình công tác của người Thẩm phán. Xuất phát từ công việc hàng ngày, thông qua mối quan hệ xã hội, quan hệ với các đồng nghiệp, tiếp xúc với đương sự, với bị can, bị cáo, thông qua các phiên tòa xét xử giúp cho người Thẩm phán nhìn nhận, đánh giá lại chính mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để khắc phục những khuyết điểm, xây dựng và hoàn thiện những ưu điểm, những phẩm chất tốt đẹp của chính bản thân mình, cá nhân Thẩm phán phải có tinh thần tự giác, ý thức được trách nhiệm trước công việc, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng mọi người, khắc phục mọi khó khăn, mọi cám dỗ đời thường. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán là việc làm thường xuyên mà trước hết thuộc về trách nhiệm của mỗi Thẩm phán và của cả hệ thống chính trị và sự giúp đỡ, giám sát của nhân dân.

Trước hết cần tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán. Tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích Thẩm phán tự học tập nâng cao năng lực trình độ, mở rộng quan hệ quốc tế. Đề cử Thẩm phán đi học tập, nâng cao kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Các Thẩm phán phải được học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và trang bị pháp luật quốc tế.

Ngoài ra, Thẩm phán phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động xét xử liên tục được sửa đổi, bổ sung. Có cách lưu trữ một cách khoa học để khi cần thiết, kịp thời nêu ra một cách chính xác nhất để hướng dẫn cho nhân dân và các tổ chức.

thuộc lĩnh vực hình sự, thì phải được tập huấn chuyên sâu về kỹ năng xét xử các vụ án hình sự. Đặc biệt, là thường xuyên tập huấn cho Thẩm phán cấp huyện ở vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử nhằm thống kê kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác xét xử. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, các cuộc tọa đàm về kinh nghiệm xét xử có kết luận rõ ràng và thống nhất, để trao đổi những kinh nghiệm giải quyết các loại vụ án khác nhau giữa các Thẩm phán.

Thứ ba, cải tiến phương pháp và tác phong làm việc, đề cao chế độ trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán Tòa án các cấp.

Thứ tư, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong xét xử hình sự là nâng cấp toàn diện các kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án; kỹ năng đánh giá chứng cứ qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án; kỹ năng tổ chức và điều khiển phiên tòa; kỹ năng viết bản án và trình bày bản án khi tuyên án… Để nâng cao các kỹ năng này đòi hỏi ở chính người Thẩm phán phải có sự thông minh, nhanh nhạy, đó là khả năng nhận định vấn đề, giải quyết vấn đề, đồng thời nắm vững, sâu, rộng các kiến thức pháp luật, kiến thức khó học và xã hội khác.

Bên cạnh đó, TAND các cấp phải xây dựng kế hoạch thường xuyên tổ chức khảo sát các phiên tòa của cấp mình, cấp dưới nhằm rút kinh nghiệm cho Thẩm phán về kỹ năng xét xử tại phiên tòa, kỹ năng điều khiển và kết thúc phiên tòa. Phải thường xuyên rút kinh nghiệm với các Thẩm phán để họ biết được họ còn yếu hoặc chưa tốt những kỹ năng nào. Điều này nhằm hạn chế tối đa việc một số Thẩm phán xử lý chưa tốt và nhiều thiếu sót ở phiên tòa này, họ không biết mình sai nên lại tiếp tục xử lý như vậy ở phiên tòa khác.[37]

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 99 - 104)