Khái quát tình hình xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 68)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

2.3.1. Khái quát tình hình xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh

dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh; những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân của nó

2.3.1. Khái quát tình hình xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh

TAND Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng án hình sự phải xét xử hàng năm; đồng thời cũng là một trong những đơn vị có chất lượng Thẩm phán được đánh giá là tốt nhất so với cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích và mật độ dân cư đông đúc gần 8 triệu người sinh sống phân bổ tại các quận, huyện gồm: các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức và các huyện: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè. Tương ứng với mỗi quận, huyện thì có một Tòa án theo đơn vị hành chính, có trụ sở độc lập gọi chung là cấp huyện. Mỗi TAND cấp huyện có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động gồm một Chánh án, hai đến ba Phó Chánh án, các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, và các cán bộ khác làm công tác hỗ trợ cho công tác xét xử.

Từ khi thành lập đến nay, với công việc của mình, đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự, 24 Tòa án nhân dân quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đó là giữ vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, tham gia giáo dục pháp luật, trừng trị thích đáng người phạm tội, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị cho địa phương.

Lúc mới thành lập, hầu hết các Thẩm phán được bổ nhiệm từ các cán bộ không chuyên trách, chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử chủ yếu dựa vào kinh nghiệm xét xử của những Thẩm phán trước. Do đó, chất lượng xét xử không cao. Theo xu thế chung của xã hội, cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo. Nền kinh tế đất nước thay đổi và phát triển ngày càng quy mô và đa dạng, do đó hệ thống Tòa án cũng ngày càng hoàn thiện hiện đại hơn, lực lượng Thẩm phán ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê tại Phòng tổ chức cán bộ TAND Thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 2008 số lượng Thẩm phán từ 343 đã tăng lên 409 vào năm 2012. Tăng 66 Thẩm phán. Trung bình mỗi năm bổ nhiệm thêm Thẩm phán TAND cấp huyện là 13 Thẩm phán. Cụ thể năm 2008, 24 quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh có 343

Thẩm phán; năm 2009, có 359 Thẩm phán (tăng 16 Thẩm phán); năm 2010 có 399 Thẩm phán (tăng 40 Thẩm phán); năm 2011 có 418 Thẩm phán (tăng 19 Thẩm phán); năm 2012 có 409 Thẩm phán (giảm 9 Thẩm phán do có nhiều Thẩm phán nghỉ hưu theo chế độ chính sách nhưng chưa bổ sung.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị: tất cả các Thẩm phán đều đạt trình độ cử nhân luật, trung cấp lý luận chính trị và một điều kiện tiên quyết đó là họ phải là Đảng viên Đảng công sản Việt Nam. Đồng thời do đặc thù của xét xử của TAND cấp quận, huyện, chưa thành lập Tòa chuyên trách cho từng loại quan hệ pháp luật, do đó, các Thẩm phán phải kiêm nhiệm xét xử thêm một số loại vụ án. Cụ thể là một Thẩm phán có thể ngoài việc xét xử các vụ án Hình sự, họ được phân công giải quyết thêm các quan hệ khác được pháp luật điều chỉnh như: Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Kinh doanh Thương mại, Hành chính, Lao động. Tại luận văn này, chỉ nêu lên một mãng công tác mà các Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện đã thực hiện. Đó là về công tác xét xử các vụ án hình sự.

Theo các báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2008 đến 2012, các TAND quận huyện đã xét xử như sau:

Năm 2008: thụ lý tất cả các loại vụ việc là 36.089 vụ (tăng 814 vụ), giải quyết 30.115 vụ (tăng 1.297 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 83,45%, còn lại 5.974 vụ. Về Hình sự, thụ lý 6.417 vụ (tăng 624), giải quyết 6.342 vụ (tăng 661 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 98,83%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 512 vụ. Đã tổ chức được 182 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương.

Năm 2009: thụ lý tất cả các loại vụ việc là 38.909 vụ, giải quyết 32.295 vụ, đạt tỷ lệ 83%, còn lại 6.614 vu (án quá hạn 392 vụ). So với cùng kỳ, thụ lý tăng 2.557 vụ, giải quyết tăng 2.180 vụ, đã giải quyết án quá hạn 946 vụ. Về Hình sự thụ lý 7.065 vụ (tăng 666 vụ), giải quyết 6.946 vụ (tăng 604 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 98,32%.

Năm 2010: tại báo cáo tổng kết chỉ nêu số liệu chung của tất cả các tòa, trong đó bao gồm cả số liệu của Tòa án nhân dân cấp thành phố. Do đó không phân tích đánh giá được.

+ Toà án nhân dân quận - huyện thụ lý tất cả các loại vụ việc là 38.875 vụ (cũ 6.614 vụ, mới 32.261 vụ). Đã giải quyết 31.646 vụ (có 349 vụ án quá hạn), còn lại 7.229 vụ.

Năm 2010, án hình sự thụ lý 7.167 vụ (giảm 546 vụ so với năm 2009, đa p ư ng mu ̣c tiêu 3 giảm của thành phố). Không nêu rõ cấp quận huyện thụ lý bao nhiêu.

Năm 2011:

Toà án nhân dân quận - huyện đã thụ lý 41.029 vụ (cũ 7.229 vụ, mới 33.800 vụ). Đã giải quyết 34.390 vụ (có 626 vụ án quá hạn), còn lại 6.639 vụ, tỉ lệ giải quyết 83,82%. So với cùng kỳ thụ lý tăng 1.539 vụ (tỷ lệ tăng 3,7%), giải quyết tăng 2.744 vụ (tỷ lệ tăng 8%).

Công tác giải quyết án hình sự:

Toàn ngành thụ lý 7.372 vụ (tăng 252 vụ), giải quyết 7.318 vụ (tăng 231 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 99,27%. Trong đó, Tòa án thành phố thụ lý 1.316 vụ (tăng 44 vụ), giải quyết 1.306 vụ (tăng 50 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 99,24%; tại Tòa án cấp huyện thụ lý 6.056 vụ (tăng 208 vụ), giải quyết 6.012 vụ (tăng 181 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 99,27%.

Năm 2012:

+ Toà án nhân dân quận - huyện đã thụ lý 46.158 vụ (cũ 6.639 vụ, mới 39.519 vụ), tăng 5.719 vụ. Đã giải quyết 37.324 vụ (có 252 vụ án quá hạn), tăng 2.934 vụ, còn lại 8.834 vụ (có 280 vụ quá hạn), tỉ lệ giải quyết 80,86%.

Công tác giải quyết án hình sự:

Toàn ngành thụ lý 7.812 vụ (tăng 466 vụ), giải quyết 7.765 vụ (tăng 447 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 99,4%. Trong đó, Tòa án thành phố thụ lý 1.411

vụ (tăng 97 vụ), giải quyết 1.404 vụ (tăng 98 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 99,5%; tại Tòa án cấp huyện thụ lý 6.401 vụ (tăng 369 vụ), giải quyết 6.361 vụ (tăng 349 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 99,38%.

Qua các số liệu trên, nhận thấy: năm 2008 số lượng các vụ án hình sự mà các TAND cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh thụ lý 6.417 vụ, giải quyết 6.342 vụ. Đến năm 2012 thụ lý 6.056 vụ giải quyết 6.012 vụ. Như vậy, số lượng các vụ án hình sự được thụ lý tại các TAND cấp huyện không thay đổi. bình quân 6000 vụ/năm.

Sau đây là bảng thống kê số lượng tất cả vụ án nói chung và án hình sự nói riêng từ năm 2008 đến năm 2012.

Năm Số Thẩm phán cấp huyện Tổng số vụ án đã giải quyết Số vụ án hình sự đã giải quyết Trung bình mỗi Thẩm phán giải quyết Năm 2008 343 30.115 6.342 88 vụ Năm 2009 359 32.295 6.946 90 vụ Năm 2010 339 31.646 6.721 79 vụ Năm 2011 418 34.390 6.012 82 vụ Năm 2012 409 37.324 6.361 91 vụ

Theo bảng thống kê trên thì mỗi Thẩm phán bình quân mỗi năm xét xử 90 vụ án. Tuy nhiên đối với các Chánh án và Phó Chánh án thì do phải tập trung nhiều cho công tác quản lý nên tham gia xét xử ít hơn. Trên thực tế mỗi Thẩm phán cấp TAND cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm xét xử trên 100 vụ án, mỗi tháng xét xử gần 10 vụ án.

Các số liệu thực tế nêu trên cho thấy sự đóng góp của các Thẩm phán cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Họ đã góp phần cùng với Đảng và Nhà nước giải quyết các bức xúc, tranh chấp trong nhân dân. Định hướng cho xã hội phát triển theo trật tự chung và chịu sự điều chỉnh của pháp

luật. Mỗi năm, họ phải giải quyết gần 40.000 vụ/việc. Đặc biệt trong xét xử các vụ án hình sự (trên 6000 vụ/năm) các Thẩm phán đã cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng giữ vai trò chính trong công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm. Khi có tội phạm, họ đã vận dụng và áp dụng các chế tài của pháp luật giáo dục và trừng trị tội phạm một cách tương thích với hành vi của người phạm tội.

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được, hàng năm vẫn còn tồn tại nhiều vụ án hình sự của TAND cấp quận huyện bị cấp phúc thẩm hủy, sửa. Đặc biệt, từ năm 2008 đến 2012, đã có hai vụ án xử oan người không phạm tội.

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)