Những tồn tại, hạn chế trong xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 73)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

2.3.2.Những tồn tại, hạn chế trong xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện và nguyên nhân của nó

án nhân dân cấp huyện và nguyên nhân của nó

a) Những tồn tại, hạn chế trong xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện và nguyên nhân của

Theo báo các tổng kết các năm của ngành TAND Thành phố Hồ Chí Minh thì trong quá trình tố tụng của cấp sơ thẩm TAND cấp huyện mặc dù đã phấn đấu đạt nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của hệ thống Tòa án cấp huyện. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những sai sót và hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật. Qua nghiên cứu thống kê, nhận thấy thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, các Thẩm phán TAND quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại những sai sót, hạn chế sau:

Thứ nhất, về tác phong khi xét xử chưa chuẩn mực. Có một bài viết tại

diễn đàn pháp luật nhận xét: “Về nguyên tắc bảo đảm tính chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và xây dựng đội ngủ Thẩm phán chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng mang tính tiên quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử. Trước đây, hầu hết một bộ phận lớn Thẩm phán được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, được đào tạo không chính quy, bài bản và

làm việc dựa trên nền tảng kinh nghiệm thực tế. Do bất cập, hạn chế trong công tác cán bộ, trong đó có việc bổ nhiệm Thẩm phán nên việc chọn lựa Thẩm phán chưa đáp ứng đúng với vị trí và vai trò của một Thẩm phán. Các Thẩm phán còn bộc lộ khá rõ hạn chế về năng lực xét xử, thiếu kỹ năng tác nghiệp, thực hành. Thực tế hoạt động xét xử là một hoạt động đặc thù, không phải ai có kiến thức chuyên môn về luật đều có thể làm tốt nhiệm vụ của một Thẩm phán. Có những người làm công tác xét xử khá lâu năm, song cách điều hành một phiên tòa vẫn thiếu sự tôn nghiêm của pháp đình.

Nhận xét nêu trên cũng làm cho chúng ta nhận thấy đối với công chúng, tuy họ không đánh giá được năng lực chuyên môn của Thẩm phán, nhưng họ cũng đánh giá được sự thiếu tu dưỡng rèn luyện của một bộ phận Thẩm phán. Họ nêu lên được một sự yếu kém trong tác phong của Thẩm phán. Cũng từ những tác phong hời hợt, thiếu trang nghiêm này tại phiên tòa, đã dẫn đến sự thiếu tôn trọng của những người tham gia tố tụng, gây mất trật tự phiên tòa, làm giảm tính thuyết phục của phiên xử. Cho đến nay, những tác phong không chuẩn mực ấy vẫn còn tồn tại, ví dụ như: Thẩm phán điều khiển phiên tòa nhưng không chú ý lắng nghe theo dõi diễn biến phiên tòa, làm việc riêng hay sử dụng điện thoại, có khi có trường hợp những người tiến hành tố tụng còn hút thuốc tại phiên tòa. Năm 2010, TAND Thành phố Hồ Chí Minh có nhận được một đơn kháng cáo của một bị cáo nêu lý do kháng cáo: “Do lúc tuyên án, Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa nói chuyện điện thoại nên bị cáo không nghe rõ mức án đã tuyên đối với bị cáo”.

Ngoài ra cũng có các Thẩm phán hoặc những người tiến hành tố tụng có tư tưởng xem bị cáo là tội phạm nên có thái độ quát mắng, sỉ vả bị cáo hay những người có liên quan trong vụ án. Qua những sai sót nêu trên, nhận thấy các Thẩm phán đã vi phạm nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 BLTTHS).

Những tồn tại này không phải chỉ có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vướng phải mà cả những người tiến hành tố tụng khác cũng không loại trừ. Những hạn chế này tuy không làm thay đổi nội dung vụ án, nhưng đã có ảnh hưởng khá lớn đến vị thế, vai trò của Thẩm phán, những người tiến hành tố tụng nói riêng và uy tín của Tòa án nói chung. Mặc dù các hiện tượng nêu trên không nhiều, nhưng vẫn còn tồn tại rải rác trong các phiên tòa xét xử.

Thứ hai, về công tác đổi mới việc tổ chức phiên Tòa xét xử chưa thật sự đi vào chiều sâu, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa chưa cao. Quá trình giải

quyết vụ án hình sự của bất kỳ mô hình tố tụng nào cũng đều hướng tới mục đích không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo tính khách quan và thông qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân….. Hiện nay xu hướng tồn tại hai mô hình tố tụng trên thế giới đó là mô hình tố tụng thẩm vấn và mô hình tố tụng tranh tụng. Luật Tố tụng hình sự (TTHS) nước ta mang đặc trưng của TTHS xét hỏi có một số yếu tố là tranh tụng, thể hiện ở chỗ: TTHS nước ta hạn chế tranh tụng trong giai đoạn điều tra do cách biệt về sự bình đẳng trong địa vị tố tụng của các bên, do hạn chế tính công khai của kết quả điều tra, kết quả điều tra được phản ảnh trong hồ sơ chính thức và là cơ sở cho hoạt động xét xử của Tòa án. Yếu tố tranh tụng chỉ được biểu hiện tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 và thực tiễn xét xử cho thấy tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam đều có một phần chức năng của cơ quan buộc tội, do đó làm giảm vị trí của Tòa án trong hoạt động tư pháp. Tuy kiểu tố tụng này cũng đã mang lại kết quả nhất định, nhưng nó cũng có những hạn chế trong quá trình giải quyết vụ án như: tỉ lệ án xử oan, sai còn quá lớn, thiếu dân chủ, bình đẳng và công minh trong hoạt động tố tụng, lòng tin của nhân dân giảm sút nghiêm trọng đối với hệ thống tư pháp.

án hình sự dường như cứ diễn ra theo một quy trình tố tụng nhất định. Các Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tại phiên tòa đa số chưa nhận thức rõ được ví trí vai trò của mình, họ thường có xu hướng biểu quyết theo sự quyết định của Thẩm phán. Có nhiều Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử cho đủ thành phần vì họ nghĩ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người chịu trách nhiệm chính trong xét xử. Điều này cho thấy những người tiến hành tố tụng chưa thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Đó là nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm” được quy định tại Điều 15 của BLTTHS “ Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”.

Hơn nữa, thực tế TAND cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa không chỉ xét xử một vụ án mà có khi một Thẩm phán chủ tọa có lịch xét xử ba vụ án hình sự trong một buổi. Đôi khi còn có Thẩm phán vừa xét xử tuyên án xong một vụ án dân sự, lại chuyển sang xét xử vụ án hình sự. Thêm vào đó, do nghiên cứu hồ sơ không kỹ, áp lực công việc nên Thẩm phán chưa dành nhiều thời gian cho quá trình tranh tụng.

Với mô hình tố tụng hiện tại, các cơ quan tố tụng đều có một phần của chức năng buộc tội nên chưa bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án theo Điều 19 của BLTTHS.

Ngoài ra, do không nhận thức đúng vị trí, vai trò của từng cơ quan và người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật nên có trường hợp giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán không thống nhất với nhau về một vấn đề nào đó nên Kiểm sát viên có thái độ thiếu tôn trọng HĐXX. Năm 2010, tại Tòa án quận A đã có tình trạng Kiểm sát viên bỏ ra về khi phiên Tòa chưa kết thúc.

Những hạn chế nêu trên làm việc xét xử vụ án chỉ còn mang tính hình thức chiếu lệ để hợp thức hóa tội phạm và hình phạt cho một vụ án. Ngoài ra cũng còn những yếu tố khác tác động ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa xét xử như điều kiện âm thanh, ánh sáng không đạt chuẩn cũng làm cho phiên tòa xét xử thiếu tôn nghiêm.

Thứ ba, về vấn đề cho hưởng án treo không đúng. Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.

Trong thực tiễn xét xử, nhiều ý kiến cho rằng việc quyết định cho bị cáo hưởng án treo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của Thẩm phán. Vì vậy, cả việc lạm dụng cho hưởng án treo sai luật hay máy móc không cho hưởng án treo khi bị cáo đủ điều kiện cũng đều do lỗi chủ quan của Thẩm phán.

Thực vậy, thực tế xét xử cho thấy, có những trường hợp bị cáo lẽ ra không được hưởng án treo, nhưng Thẩm phán vẫn lạm dụng cho hưởng án treo như vụ án: bị cáo nguyễn văn Q và Trần Văn A là hai người bạn đồng tính. Ngày 17/12/2009, cả hai về nhà A chơi. Trong lúc ngồi nói chuyện với nhau thì bất ngờ Q dùng một nắm muối ớt trong túi ni lông chuẩn bị sẵn chà xát vào hai mắt của A. Trong lúc A đang hoang mang, Q dùng tay phải giật đứt sợi dây chuyền có trọng lượng 3 chỉ vàng 9999 A đang đeo trên cổ, bỏ chạy ra khỏi nhà. A tri hô và được mọi người xung quanh hỗ trợ bắt được Q. Tòa án sơ thẩm xác định bị cáo Q có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, xử phạt bị cáo Q 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cướp tài sản”.Viện kiểm sát nhân dân quận X đã kháng nghị mức hình phạt đối với bị cáo. Tòa phúc thẩm đã sửa án chuyển treo thành giam. Qua sự việc cho hưởng án treo trên nhận thấy cấp sơ thẩm đã phiến diện không đánh giá được tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo Q mà chỉ thiên về hậu quả thiệt hại của vụ án, nên cho bị cáo hưởng án treo là không thỏa đáng.

Mặt khác, do áp lực từ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương và chủ trương chung của tòa cấp trên trong việc cho bị cáo hưởng án treo thường rất lớn. Giả sử như năm 2012 là “Năm an toàn giao thông”, thì chủ trương chung là các vụ án hình sự liên quan đến tai nạn giao thông có hậu quả chết người thường là không được cho hưởng án treo. Các hồ sơ xét xử cho bị cáo hưởng án treo phải được báo cáo kiểm tra hằng năm. Chủ trương là đúng, vì nhằm xử lý nghiêm trấn áp làm giảm thiểu các tội phạm có tính phổ biến và cũng để tránh tình trạng cho hưởng án treo một cách tùy tiện của các Thẩm phán. Tuy nhiên, có một số Thẩm phán do thiếu bản lĩnh, chưa mạnh dạn chịu trách nhiệm với phán quyết của mình, nên không cho hưởng án treo đối với những trường hợp nêu trên nhưng có đủ điều kiện để được hưởng án treo theo quy định của pháp luật. Thường thì nếu đại diện Viện kiểm sát không đề nghị cho hưởng án treo, thì các Thẩm phán này cứ máy móc xử tù giam để cho các bị cáo kháng cáo và chuyển giao quyền xét cho hưởng án treo cho cấp phúc thẩm.

Thứ tư, về vấn đề án tuyên dưới mức thấp nhất của khung hình phạt không đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 47 BLHS thì

“Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định cũng là một trong những biện pháp của luật hình sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo, công bằng. Tuy nhiên điều kiện để được áp dụng quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định lại chặt chẽ hơn.

Thực tiễn xét xử hiện nay, có không ít trường hợp áp dụng không đúng với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự, sai sót đó không chỉ ở các Thẩm phán mà còn cả Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa cũng đề nghị không đúng, như khi đề nghị mức hình phạt trong phần luận tội đề nghị mức hình phạt thấp hơn cả mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề và Thẩm phán cũng xét xử như đề nghị của Kiểm sát viên. Ngoài ra, có trường hợp Tòa án không thực hiện đúng theo Điều 47BLHS mà đã “xé rào” áp dụng cả mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung liền kề nhẹ hơn điều luật.

Một số Thẩm phán hiểu không đầy đủ các quy định của Điều 47 Bộ luật hình sự và sự liên quan giữa Điều 47 với các điều luật khác quy định trong Bộ luật hình sự như: áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội; áp dụng hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, nên khi gặp các trường hợp này, các Thẩm phán đã lúng túng không biết áp dụng như thế nào.[41]

Qua những hạn chế trong việc xét cho hưởng án treo và áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt không đúng nêu trên, các Thẩm phán đã không tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” theo Điều 5 của BLTTHS.

Thứ năm, việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không đúng với quy định của pháp luật (theo Điều 168 BLTTHS).Phần hạn chế trong lĩnh vực này thường là do các Thẩm phán không phân định thời gian một cách khoa học để nghiên cứu hồ sơ, đến khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Hoặc tại phiên Tòa xét xử mới phát hiện những vấn đề cần điều tra bổ sung.

Do nhận thức chưa toàn diện về những vấn đề, chứng cứ nào có thể điều tra bổ sung và không bổ sung được nên giữa Viện kiểm sát và Tòa án cũng thường có những quan điểm không thống nhất, làm cho hồ sơ vụ án phải chuyển trả nhiều lần, làm tốn thời gian và công sức giải quyết vụ án.

Ngoài ra, do áp lực về chỉ tiêu thi đua hàng năm, nên Thẩm phán chạy theo số liệu báo cáo giải quyết án nên trả hồ sơ không đúng với quy định của pháp luật. Ví dụ vụ án bị cáo Nguyễn Hoàng H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với bị cáo. Do tại giai đoạn chuẩn bị xét xử bị cáo đã bị bệnh nặng chuyển sang giai đoạn aids. Tòa án quận Y đã trả hồ sơ điều tra bổ sung. Việc trả hồ sơ này là không có căn cứ quy định trong BLTTHS.

Thứ sáu, có sự vi phạm giới hạn của việc xét xử theo Điều 196

BLTTHS. Tại Điều 196 BLTTHS quy định: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Luật quy định là vậy nhưng trong thực tế, tình

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 73)