- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện
cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách tư pháp được ghi trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…thì việc khẩn trương triển khai nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp thời gian tới là cấp thiết.
Các nội dung cần tập trung để sửa đổi trong Bộ luật có liên quan đến vị trí vai trò của Thẩm phán là:
1. Sửa đổi các nguyên tắc trong tố tụng hình sự thể hiện sâu sắc tinh thần cải cách tư pháp là đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, đề cao quyền tự do, dân chủ và quyền con người, làm cơ sở cho việc xây dựng các chế định, quy định cụ thể về thẩm quyền, thời hạn, thủ tục tố tụng điều tra, truy tố, xét xử. Các nguyên tắc cần được sửa đổi, bổ sung trước hết là: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc truy tố (truy tố theo luật hay truy tố có chọn lọc), nguyên tắc xét xử (tập thể thì quyết định theo đa số nhưng bên đa số phải có Thẩm phán; xét xử theo chế độ một Thẩm phán áp dụng cho thủ tục rút gọn, bút lục).
2. Đổi mới các quy định về thẩm quyền của Toà án trước, trong và sau khi xét xử; đồng thời xác định hợp lý thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp theo tinh thần cải cách tư pháp như: Thẩm quyền của Toà án sơ thẩm khu vực, của Toà phúc thẩm chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; xem xét lại thẩm quyền giám đốc thẩm và thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, kể cả việc xây dựng và phát triển án lệ. Đồng thời, đổi mới thủ tục phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo hướng xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng; bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử.
3. Đơn giản, minh bạch hoá các thủ tục tố tụng để thuận lợi và tiết kiệm trong áp dụng và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận công lý; khắc phục những thủ tục rườm rà, phức tạp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án (thủ tục ban hành, phê chuẩn, giao nhận các quyết định tố tụng còn mang tính hình thức gây tốn kém, kéo dài việc giải quyết vụ án). Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu và thực hiện giám định; xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn, khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhằm tăng cường phát hiện những trường hợp bỏ lọt tội phạm và việc xét xử vụ án oan, sai. Hoàn thiện thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định theo hướng mở rộng việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với cả loại án không quả tang nhưng chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, xây dựng chế độ xét xử một Thẩm phán và việc xét xử phúc thẩm theo bút lục đối với một số loại án.[29]
Theo tinh thần của các nội dung trên, sau khi nghiên cứu Bộ luật TTHS, nhận thấy còn những vướng mắc, bất cập từ các quy định của Bộ luật TTHS cần hoàn thiện như:
Về những nguyên tắc cơ bản: Một số nguyên tắc còn có nội dung chưa rõ, gây khó khăn cho việc áp dụng. Ví dụ nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án (Điều 13) quy định cho Tòa án có trách nhiệm khởi tố vụ án và khoản 3 Điều 109 BLTTHS có đoạn: Quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử…là không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền khởi tố điều tra (quy định tại các Điều 104, 109, 111
BLTTHS) thì điều luật lại không quy định trách nhiệm khởi tố đối với các cơ quan, đơn vị này.
Một số nguyên tắc đã được quy định trong Hiến pháp thì không cần nêu lại trong BLTTHS. Ví dụ: “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật” Điều 5; Nguyên tắc bình đẳng trước Tòa án Điều 19; nguyên tắc Pháp chế; vì nếu đã quy định trong Hiến pháp thì đã được áp dụng cho tất cả các luật.
Có một số nguyên tắc chỉ áp dụng cho một giai đoạn tố tụng thì không nên liệt kê vào những nguyên tắc cơ bản.
Một số nguyên tắc không còn phản ánh chính sách Tố tụng hình sự trong giai đoạn hiện nay, không còn phù hợp cải cách tư pháp vì nó bó hẹp tranh tụng.
Thủ tục tố tụng hình sự đòi hỏi phải có thêm những nguyên những nguyên tắc cơ bản mới được bổ sung vào.
BlTTHS năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” (Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự). Như vậy, ngoài chức năng xét xử, Toà án, Thẩm phán còn có nghĩa vụ chứng minh vụ án, qui định này có thể dẫn đến khả năng sau:
a) Giải quyết vụ án không khách quan do Thẩm phán có nghĩa vụ thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá để chứng minh vụ án nên định hướng và lập luận của Thẩm phán thiên về những chứng cứ buộc tội và bị ảnh hưởng bởi cáo trạng cũng như những chứng cứ của Viện kiểm sát đưa ra, xem nhẹ việc thu thập đánh giá những chứng cứ gỡ tội, chứng cứ giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với bị cáo. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự còn xảy ra;
b) Thẩm phán đã làm thay công việc của cơ quan công tố bởi vì theo nguyên lý được thừa nhận rộng rãi cơ quan công tố có trách nhiệm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trên cơ sở đó truy tố người phạm tội, Toà án mà đại diện là Thẩm phán chỉ có quyền và trách nhiệm thẩm định, đánh giá sự chứng minh của cơ quan công tố để đưa ra phán quyết của mình. Việc Toà án, Thẩm phán có nghĩa vụ chứng minh đối với vụ án đã lấn sân sang chức năng của cơ quan công tố;
c) Ảnh hưởng tới việc tranh tụng tại phiên toà, một nội dung quan trọng của chiến lược cải cách tư pháp đã đề ra, do Thẩm phán là một trong những chủ thể có nghĩa vụ chứng minh chứ không chỉ đơn thuần là người điều khiển tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Với những phân tích trên thì việc bỏ nghĩa vụ chứng minh của Toà án, Thẩm phán là điều cần thiết để Thẩm phán có thể làm tốt chức năng của người "trọng tài" tại phiên tòa, đưa ra những phán quyết khách quan, đảm bảo công bằng theo tinh thần cải cách tư pháp. Cũng tương tự như vậy, Luật tố tụng hình sự cũng nên bỏ qui định Hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp qui định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Như vậy nghiên cứu, xem xét lại chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán theo hướng tập trung vào hoạt động xét xử đảm bảo tranh tụng dân chủ công khai tại phiên toà là việc làm cần thiết để nâng cao địa vị của Thẩm phán cũng như hiệu quả hoạt động xét xử trong tiến trình cải cách tư pháp.[37]
Ngoài ra, khi xây dựng bổ sung sửa chữa Luật cần trưng cầu ý kiến của các Thẩm phán có kinh nghiệm lâu năm trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Các quy định trong điều luật phải chân phương rõ nghĩa, một cách hiểu thống nhất. Cần quy định thêm một số điểm còn thiếu dẫn đến khi áp dụng
pháp luật các Thẩm phán phải áp dung pháp luật tương tự (ví dụ như sửa chữa, bổ sung bản án khi có sai sót về chính tả, số liệu...như tại Điều 240 của Bộ Luật tố tụng dân sự).