- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.
3.3.3. Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện
Cần trang bị những điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động xét xử của đội ngũ Thẩm phán như trụ sở, phương tiện làm việc, máy tính, internet… để họ có thể yên tâm công tác như tinh thần mà Nghị quyết 08 đã đề ra trong chiến lược cải cách tư pháp: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp.
Chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với Thẩm phán. Mặc dù lương và chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán đã được cải thiện, nhưng nhìn chung đời sống của Thẩm phán vẫn còn nhiều khó khăn. Cần phải có chế độ cải cách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác. Lương thực tế hiện nay chưa đủ nuôi sống Thẩm phán và gia đình, Thẩm phán lại không được buôn bán, làm dịch vụ. Điều này dễ phát sinh tiêu cực đối với những Thẩm phán không có lập trường vững vàng. Các chế độ đãi ngộ khác (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp bồi dưỡng phiên tòa…) cũng quá thấp, chưa tương xứng với tính chất đặc thù công việc và trách nhiệm ngày càng cao của Thẩm phán. Do vậy, nó hạn chế nguồn Thẩm phán và sự khuyến khích đội ngũ Thẩm phán phấn đấu vươn lên. Những bất cập, hạn chế trong chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác cũng đã khiến cho việc điều động, biệt phái Thẩm phán gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên cần thiết phải xây dựng, nghiên cứu sửa đổi một cách tổng thể chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán. Cần quan tâm, điều chỉnh căn bản tiền lương và các phụ cấp khác. Cần sửa bảng lương của Thẩm phán theo hướng mức lương của Tòa án các cấp sao cho hợp lý với mức lương tối đa của ngạch lương Thẩm phán. Thẩm phán Tòa án cấp dưới ít nhất là bằng mức lương khởi điểm của ngạch lương Thẩm phán cấp cao hơn. Đối với các phụ cấp khác cần có sự điều chỉnh, nhất là đối với các
Thẩm phán ở Tòa án cấp huyện trong thẩm quyền xét xử đã được tăng và Thẩm phán cấp huyện phải gánh vác nhiều công việc mà Tòa án cấp tỉnh đã làm. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên có chế độ vật chất ưu tiên đủ mạnh để thu hút Thẩm phán về các đơn vị Tòa án cấp huyện, vùng sâu, vùng xa như sửa đổi nâng cao chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt… tạo điều kiện cho Thẩm phán công tác lâu dài. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán phải căn cứ vào thực trạng nền kinh tế nước ta và phải xem xét đến thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ Thẩm phán. Hiện nay, không thể áp dụng tăng lương để làm biện pháp hạn chế tiêu cực của Thẩm phán mà cần giải quyết đồng bộ với các biện pháp khác về tổ chức, quy định của pháp luật, dư luận xã hội, cơ chế quản lý.
Cần ban hành Luật “ Bảo vệ về mặt Nhà nước, bảo đảm về mặt pháp lý và mặt xã hội đối với các Thẩm phán và những người có chức vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật ” nhằm điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của những người mà do việc thực hiện chức năng nghề nghiệp nên họ có thể bị đe dọa xâm hại đến an toàn cá nhân, tạo các bảo đảm thuận lợi và cần thiết về mặt pháp lý và xã hội cho họ trong hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng, nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Điều này tạo sự tin tưởng vào Nhà nước và tạo dựng sự yên tâm công tác cho Thẩm phán.
Cần có một chính sách chế độ phụ cấp tương xứng trong trường hợp cán bộ Tòa án gặp tai nạn nghề nghiệp.
Thực tế hiện nay chưa có một chế độ nào dành cho Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án bị tai nạn nghề nghiệp. Khi họ gặp phải tai nạn thì chỉ nhận được một số tiền hỗ trợ ít ỏi và sự đóng góp tùy vào lòng hảo tâm của các đồng nghiệp. Ví dụ như sự việc “ ngày 25/7/2005, bà Nguyễn Thị Kim Loan,
Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Đống Đa Thành phố Hà Nội, đã bị tạc a xít trước cổng nhà riêng tại số 11 ngõ 279 Đội Cấn, phường Ngọc Hà, huyện Ba Đình, Hà Nội. Gia đình bà Loan đã tự bỏ kinh phí để chạy chữa cho bà Loan. Ngoài ra, cũng còn một số trường hợp cán bộ Tòa án gặp phải tai nạn nghề nghiệp, gia đình phải tự tìm cách xoay sở điều trị bằng kinh phí tự túc. Tòa án chỉ có thể giúp đỡ bằng cách lập văn bản yêu cầu trợ cấp hay kêu gọi sự đóng góp của các đồng nghiệp.