Giai đoạn từ sau khi ban hành BLTTHS năm 1988 đến trước khi ban hành BLTTHS năm

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 44 - 47)

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành và người tham gia tố tụng Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

1.4.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành BLTTHS năm 1988 đến trước khi ban hành BLTTHS năm

khi ban hành BLTTHS năm 2003

Ngày 28/6/1988, Quốc hội đã ban hành BLTTHS năm 1988, trong đó có một số điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện như: Không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Đ 10); khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Đ.17); việc bảo đảm tính hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án (Đ.25); thẩm quyền của Tòa án (Đ. 145); việc Thẩm phán trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Đ. 154)….

Năm 1992, Quốc hội ban hành Luật Tổ chức TAND năm 19992, trong đó quy định vấn đề mới liên quan đến Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện như chế định bổ nhiệm Thẩm phán (Đ. 3) chứ không phải do Hội đồng nhân dân bầu… và quy định lại những vấn đề được ghi nhận trong BLTTHS năm 1988 như nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập; việc chấp

hành bản án có hiệu lực pháp luật (Đ.11)…. Luật tổ chức TAND năm 1992 quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm việc quản lý TAND địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án TANDTC.

Ngày 02/04/2002 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Tổ chức TAND năm 2002. Việc ban hành đạo Luật này là một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành TAND. Đó là việc thay đổi việc quản lý các TAND địa phương và các Toà án quân sự về tổ chức từ Bộ trưởng Bộ tư pháp có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án TANDTC quản lý có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phòng.

So với Luật tổ chức TAND năm 1992, trong Luật Tổ chức TAND năm 2002 đã quy định bổ sung về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán; quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình, Thẩm phán có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2002, hệ thống Toà án nước ta bao gồm: TANDTC; các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các TAND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc; các Toà án quân sự; các Toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.

Trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2002, ngày 04/10/2002, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Theo quy định tại Điều 2, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, Thẩm phán TAND nước Cộng hoà XHCN Việt Nam gồm có: Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán TAND cấp tỉnh và Thẩm phán TAND cấp huyện. Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án Quân

sự trung ương đồng thời là Thẩm phán TANDTC; Thẩm phán Toà án Quân sự cấp khu bao gồm Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

Hiện nay, cải cách tư pháp là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Công tác tư pháp hiện nay có những chuyển biến rõ nét về chất, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc cải cách tư pháp, các văn bản pháp luật về cải cách tư pháp được ban hành từng bước và có lộ trình nhất định:

+ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

+ Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010, định hướng cải cách tư pháp năm 2020.

+ Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Chế định Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó thì luôn luôn cần có sự hoàn thiện để làm cho chế định Thẩm phán trong pháp luật đáp ứng nhu cầu thực tiễn, làm sao cho việc xây dựng hình ảnh về đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ tư pháp nói riêng trong sạch, liêm khiết đảm bảo được lòng tin trong quần chúng nhân dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)