Định hƣớng tăng cƣờng tự chủ tài chính đối với các trƣờng

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 82)

học công lập ở Việt Nam.

Giáo dục nƣớc ta thời gian tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.

Trƣớc yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ trƣơng của Nhà nƣớc là tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nƣớc và xã hội đầu tƣ cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nƣớc, ngƣời học và xã hội; đảm bảo nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Phân tích tình hình quản lý của Bộ GD & ĐT với các trƣờng đại học công lập và thực trạng tài chính của trƣờng đại học Đà Lạt cho thấy tỷ lệ NSNN cấp chi hoạt

-76-

động thƣờng xuyên cho các trƣờng có xu hƣớng ngày càng giảm so với nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nhằm mục tiêu trao quyền tự chủ tài chính cho các trƣờng, nhà trƣờng ngày càng dựa vào nguồn thu học phí và lệ phí là chủ yếu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên.

Phát triển giáo dục - đào tạo, trong đó, có giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một trong ba đột phá quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Trong thời gian tới, Nhà nƣớc vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần đẩy mạnh đầu tƣ cho một số trƣờng đại học mũi nhọn thay vì đầu tƣ dàn trải nhƣ hiện nay; có biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các nguồn đầu tƣ từ NSNN thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đầu tƣ và chất lƣợng đào tạo. Thay đổi phƣơng thức cấp kinh phí cho các trƣờng đại học công lập theo tiêu chí đánh giá ở đầu ra, tăng cƣờng đầu tƣ NSNN cho giáo dục đại học công lập phải đi đôi với đổi mới phƣơng thức cấp phát ngân sách.

Tăng cƣờng tính tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại học công lập là định hƣớng chung của Nhà nƣớc ta. Những định hƣớng của Nhà nƣớc về tình hình thực hiện tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại học công lập đó là:

- Tăng cƣờng sử dụng hiệu quả nguồn tài chính; chuyển đổi mô hình hoạt động bằng cách mở rộng phân cấp quản lý cho các đơn vị cơ sở về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế; giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho đơn vị để đơn vị ý thức đƣợc công việc và trách nhiệm của mình.

- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN nói riêng và nguồn tài chính nói chung; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính.

- Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách và định mức chế độ tiêu chuẩn chi tiêu NSNN áp dụng cho các trƣờng đại học công lập, phù hợp với phƣơng thức lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách cho các trƣờng đại học công lập theo kết quả đầu ra.

-77-

hoạch về tổng dự toán chi ngân sách trung hạn của ngành.

- Tiếp tục ban hành những chính sách mới khuyến khích các trƣờng đại học công lập tăng thêm nguồn thu từ HĐSN và nguồn thu khác.

Một thời gian dài Việt Nam cung cấp dịch vụ GDĐH theo mô hình miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này chỉ thích hợp ở giai đoạn đầu khi nền kinh tế chƣa phát triển, ngƣời dân có thu nhập thấp và khu vực tƣ nhân chƣa tham gia nhiều vào việc cung cấp dịch vụ GDĐH. Hiện nay, việc áp dụng mức học phí thấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm: Những ngƣời có thu nhập cao vẫn hƣởng dịch vụ GDĐH với mức học phí thấp, nguồn tài chính thu đƣợc từ học phí thấp làm hạn chế việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và quan trọng hơn là chính phủ có chủ trƣơng cắt giảm tài trợ NSNN trao cho các trƣờng quyền tự chủ trong chi hoạt động thƣờng xuyên nhƣng chƣa trao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học công lập về quyết định mức thu học phí. Mức học phí thấp đƣợc Nhà nƣớc duy trì trong thời gian dài và gần đây có tăng nhƣng mức tăng rất ít, chƣa theo kịp mức tăng của lạm phát, điều này gây khó khăn cho các trƣờng đại học công lập.

Để định hƣớng phát triển bền vững và tăng cƣờng tự chủ về tài chính cho các trƣờng ĐHCL nhƣng vẫn đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện đƣợc những mục tiêu của Nhà nƣớc (nhƣ ƣu tiên phát triển những ngành nông, ngƣ nghiệp, những ngành mũi nhọn…), tạo điều kiện cho những sinh viên nghèo vẫn có thể tiếp cận đƣợc những dịch vụ giáo dục đại học, đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các nhân tố chủ yếu sau:

- Nguồn NSNN: Trong giai đoạn tới vẫn cần nguồn NSNN đầu tƣ cho các trƣờng đại học công lập nhƣng theo một cơ chế mới :

+ Ngân sách ƣu tiên đầu tƣ cho những ngành mà xã hội thực sự cần nhƣng ngƣời học ít quan tâm do lợi ích mang lại từ thị trƣờng lao động thấp.

+ Việc phân bổ ngân sách cho các trƣờng ĐHCL không nên chỉ căn cứ vào quy mô đào tạo mà nên căn cứ vào cả khối ngành đào tạo, lực lƣợng giảng viên, diện tích giảng đƣờng, phòng học, phòng thí nghiệm, thƣ viện…và khả năng huy động tài chính của các trƣờng đối với các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài.

-78-

+ Mức tài chính tài trợ từ NSNN cho các trƣờng đại học phải dựa trên kết quả kiểm định chất lƣợng và theo chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học công lập.

- Nguồn tài chính từ phía người thụ hưởng dịch vụ GDĐH: Thực hiện chính sách chia sẻ chi phí đào tạo với NSNN, ngƣời học chấp nhận điều chỉnh tăng học phí trong mức độ cho phép. Đồng thời với chính sách tăng học phí, các trƣờng thành lập quỹ hỗ trợ học bổng cho các sinh viên học khá giỏi, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và chính phủ thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên diện chính sách, thành lập quỹ cho sinh viên vay tín dụng để trang trải chi phí học tập nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội.

- Nguồn tài chính từ cộng đồng: Để mở rộng và phát triển nguồn tài chính theo hƣớng bền vững, ngoài các nguồn tài chính trên, các trƣờng đại học công lập cần thu hút đóng góp của các cựu sinh viên, các doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà hảo tâm nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc.

- Nguồn tài chính từ bản thân các hoạt động của nhà trường: Các trƣờng đại học công lập phải tăng cƣờng đa dạng hóa, mở rộng các hình thức đào tạo, liên kết đào tạo, phát triển các hoạt động dịch vụ nhƣ thành lập các trung tâm nghiên cứu và cung cấp hoạt động dịch vụ cho xã hội nhƣ một doanh nghiệp. Ngoài hoạt động giảng dạy thuần túy, các trƣờng phải tiếp cận xã hội thông qua thực hiện các dự án nghiên cứu và cung cấp dịch vụ. Các trƣờng thực hiện trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trung tâm nghiên cứu và cung cấp dịch vụ trực thuộc trƣờng nhằm khuyến khích các trung tâm chủ động hơn trong việc tăng nguồn thu.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 82)