Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trƣờng đại học Đà Lạt

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 45)

2.2.2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính của trường

Trƣờng đại học Đà Lạt là ĐVSN công lập thực hiện tự chủ tài chính từ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ và chuyển tiếp sang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ.

Các văn bản pháp quy liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính hiện nay của trƣờng:

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập;

- Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 và thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 09 năm 2007 sửa đổi, bổ sung thông tƣ số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số

-39-

43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập; hƣớng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của ĐVSN thực hiện chế độ tự chủ;

- Thông tƣ số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các ĐVSN công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; - Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 08 năm 2006 quy định quy chế quản lý tài sản Nhà nƣớc tại ĐVSN công lập;

- Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 về phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với tài sản Nhà nƣớc trong các cơ quan hành chính, ĐVSN công lập, tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc;

Ngoài ra, đối với các đơn vị trực thuộc Bộ GD & ĐT, ngày 15 tháng 04 năm 2009 Bộ GD & ĐT và Bộ nội vụ đã ban hành thông tƣ liên tịch số 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV hƣớng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với ĐVSN công lập giáo dục và đào tạo. Trong quá trình triển khai tự chủ về tài chính tại đơn vị, trƣờng đại học Đà Lạt đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định rõ các nội dung thu và các định mức chi trƣờng đƣợc tự chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng là một công cụ quản lý tài chính quan trọng của đơn vị, là căn cứ để Hiệu trƣởng điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ NSNN và nguồn thu sự nghiệp và còn là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nƣớc tiến hành kiểm soát chi đối với trƣờng. Quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng đƣợc bổ sung và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với các văn bản quy định tài chính hiện hành và trên cơ sở khả năng tài chính của đơn vị

2.2.2.2 Các nguồn lực tài chính

Nguồn tài chính hàng năm của trƣờng bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và kinh phí từ các dự án.

Kinh phí NSNN cấp hàng năm gồm có:

 Kinh phí cấp cho chi thƣờng xuyên;

-40-  Kinh phí cấp cho đào tạo lại cán bộ;

 Kinh phí thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác đƣợc cấp có thẩm quyền giao;

 Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Các nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm:

 Thu học phí.

 Thu lệ phí tuyển sinh.

 Thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo.

 Thu từ các hoạt động dịch vụ của trƣờng: nhà gửi xe, nhà thi đấu, căn tin... đƣợc xác định cụ thể theo từng hợp đồng đấu thầu hoặc giao thầu.

 Thu từ tiền sinh viên ở khu nội trú; Từ nguồn trích nộp của các Trung tâm trực thuộc trƣờng.

 Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.  Các khoản thu hợp pháp khác đƣợc để lại trƣờng sử dụng theo quy định của Nhà nƣớc.

Kinh phí viện trợ, tài trợ:

 Thu từ các khoản tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của trƣờng.

Để tăng cƣờng nguồn tài chính đầu tƣ cho giáo dục, ngoài nguồn NSNN cấp chính phủ có chủ trƣơng thực hiện xã hội hóa giáo dục nhƣ tăng các khoản đóng góp từ ngƣời học bao gồm học phí, lệ phí và khuyến khích các khoản đóng góp từ cộng đồng để phát triển giáo dục. Ngoài ra, nhà nƣớc khuyến khích các trƣờng ĐHCL tăng cƣờng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của trƣờng nhƣ tăng thu từ dự án liên kết đào tạo, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất, các hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Trƣờng đại học Đà Lạt là một trƣờng đại học công lập thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động, ngoài nguồn thu sự nghiệp và kinh phí không tự chủ do NSNN cấp, hàng năm trƣờng còn đƣợc NSNN cấp kinh phí cho chi hoạt động thƣờng xuyên.

-41-

Bảng 2.3: Cơ cấu và tổng nguồn kinh phí của trƣờng đại học Đà Lạt giai đoạn

2009-2011

STT Chi tiết các nguồn kinh phí

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6 A Ngân sách cấp 53 849 43.20% 55 927 42.57% 58 854 42.06% 1 NSNN cấp chi thƣờng xuyên 27 097 21.74% 30 767 23.42% 34 429 24.61% 2 Kinh phí không tự chủ 26 752 21.46% 25 160 19.15% 24 425 17.46% B Nguồn thu sự nghiệp 69 528 55.78% 75 422 57.42% 81 073 57.94% 1 Học phí 61 132 49.04% 69 332 52.79% 73 736 52.69% 2 Lệ phí 2 417 1.94% 1 737 1.32% 1 940 1.39% 3 Thu sự nghiệp khác 5 979 4.80% 4 353 3.31% 5 397 3.86% C Kinh phí viện trợ, tài trợ 1 276 1.02% 13 0.01% 1 Dự án PHE giai đoạn 3 1 276 1.02% 13 0.01% Tổng cộng (A+B+C) 124 653 100.00% 131 362 100.00% 139 927 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy nguồn kinh phí của trƣờng tăng dần qua 3 năm, trong đó số thu học phí có sự tăng rõ rệt. Trong tổng nguồn kinh phí, số thu sự nghiệp khác của trƣờng chiếm tỷ lệ thấp (dƣới 5%). Hai nguồn kinh phí quyết định sự tự chủ về tài chính của đơn vị là kinh phí tự chủ do NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp chiếm từ 76% đến 81% tổng nguồn kinh phí của trƣờng.

-42- 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Dự án Ngân sách cấp Nguồn tự có

Biểu đồ 2.2: So sánh các nguồn kinh phí trong tổng nguồn kinh phí của trƣờng đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 (đvt: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

a>Quản lý nguồn thu từ NSNN cấp:

Với chủ trƣơng ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo, mặc dù nguồn lực tài chính còn nhiều khó khăn, Nhà nƣớc vẫn tăng dần kinh phí NSNN cho giáo dục và đào tạo từ mức hơn 13% năm 1998 lên 20% tổng chi NSNN năm 2010 (năm 1998: 13,7%; 2000: 15%; 2006: 18,6%; 2010: 20%). (Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD & ĐT).

Đối với trƣờng đại học Đà Lạt, kinh phí NSNN đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh phí của trƣờng. Ngoài kinh phí NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên, hàng năm trƣờng còn đƣợc nhận các khoản kinh phí đào tạo lại, kinh phí nghiên cứu khoa học, các chƣơng trình mục tiêu và kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Việc giao dự toán NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên của trƣờng chủ yếu dựa vào chỉ tiêu sinh viên và định mức NSNN cấp cho đào tạo tính trên mỗi ngƣời học. Trong kinh phí NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên, kinh phí cấp cho đào tạo đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là kinh phí cho đào tạo sau đại học. Điều đó cũng phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của trƣờng là đào tạo sinh viên hệ cử nhân và học viên cao học.

-43-

Bảng 2.4: Chi tiết các khoản kinh phí NSNN cấp cho trƣờng đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011

STT Chi tiết các nguồn kinh phí

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6 I NSNN cấp chi thường xuyên 27 097 50.32% 30 767 55.01% 34 429 58.50%

1 Đào tạo trung học

chuyên nghiệp 880 1.63% 970 1.73% 1 070 1.82% 2 Đào tạo cao đẳng 800 1.49% 880 1.57% 950 1.61% 3 Đào tạo đại học 24 257 45.05% 27 947 49.97% 31 379 53.32% 4 Đào tạo sau đại học 1 160 2.15% 970 1.73% 1 030 1.75%

II Kinh phí không tự

chủ 26 752 49.68% 25 160 44.99% 24 425 41.50%

1 Đào tạo lại 36 0.07% 36 0.06% 50 0.08%

2 Nghiên cứu khoa

học 4 366 8.11% 845 1.51% 2 850 4.84%

3 Chƣơng trình mục

tiêu 4 350 8.08% 4 251 7.60% 4 800 8.16%

4 Xây dựng cơ bản 18 000 33.43% 20 028 35.81% 16 725 28.42%

Tổng NSNN cấp 53 849 100.00% 55 927 100.00% 58 854 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

Qua số liệu ở bảng 2.4 cho thấy nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên của trƣờng chiếm tỷ lệ từ 50% trở lên trong tổng kinh phí NSNN cấp và tăng dần qua mỗi năm nhƣng mức tăng rất ít.

Ngoài kinh phí NSNN cấp cho đào tạo đại học và sau đại học, trƣờng còn đƣợc cấp kinh phí chi thƣờng xuyên cho đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp với tỷ lệ tƣơng đối ít do số sinh viên và học sinh của hai hệ đào tạo này không nhiều.

-44-

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, trƣờng còn đƣợc NSNN cấp kinh phí đào tạo lại, kinh phí nghiên cứu khoa học, các chƣơng trình mục tiêu và kinh phí xây dựng cơ bản, trong đó khoản kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ khá lớn (33,43% năm 2009; 35,81% năm 2010 và 28,42% năm 2011) để đầu tƣ xây dựng ký túc xá sinh viên, xây dựng giảng đƣờng và khu liên hợp thí nghiệm. Trong khi nguồn thu sự nghiệp của trƣờng còn nhiều hạn chế, kinh phí NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên tăng không nhiều qua các năm, việc đƣợc cấp các khoản kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản và chƣơng trình mục tiêu đã đóng vai trò rất lớn và góp phần quan trọng vào việc nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm cho trƣờng.

b>Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

Trong điều kiện nguồn NSNN đầu tƣ cho giáo dục còn thấp, để phát triển giáo dục và khuyến khích các trƣờng nâng cao khả năng tự chủ tài chính bằng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, Nhà nƣớc cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tƣ cho giáo dục nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với NSNN. Việc Nhà nƣớc cho phép thu học phí, lệ phí, mở rộng các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, cung ứng dịch vụ… đã tạo điều kiện cho nhà trƣờng tăng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn thu sự nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh phí của trƣờng. Việc thu, quản lý và sử dụng học phí và lệ phí tuyển sinh của trƣờng đại học Đà Lạt đƣợc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và các ban ngành liên quan. Năm 2010 nguồn thu sự nghiệp của trƣờng tăng do Nhà nƣớc có sự điều chỉnh về mức thu học phí và lệ phí tuyển sinh. Điều này đã phần nào giảm bớt khó khăn về kinh phí cho trƣờng trong điều kiện hơn 10 năm thực hiện theo khung học phí quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ. Cụ thể: Năm học 2009-2010 khung học phí đƣợc điều chỉnh theo quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21-08-2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 khung học phí đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14-05-2010 của Chính phủ. Bên cạnh đó, lệ phí tuyển sinh từ năm học 2010-2011 cũng đã đƣợc điều chỉnh tăng theo

-45-

quy định tại thông tƣ liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11-02-2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ GD & ĐT.

60 000 65 000 70 000 75 000 80 000 85 000 2009 2010 2011

Nguồn thu sự nghiệp

Biểu đồ 2.3: Tình hình tăng trƣởng nguồn thu sự nghiệp tại trƣờng đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 (đvt: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

Trong tổng kinh phí hoạt động của trƣờng đại học Đà Lạt, nguồn thu sự nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất và đƣợc tăng dần theo từng năm. Thực tế, nguồn thu sự nghiệp của trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào chỉ tiêu tuyển sinh, mức thu học phí và lệ phí theo quy định của Nhà nƣớc và điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng cũng nhƣ các tỉnh lân cận.

Tuy việc tăng học phí chỉ mới đƣợc điều chỉnh tăng dần qua từng năm học và mức thu lệ phí tuyển sinh còn ở mức thấp so với nhu cầu chi phí thực tế nhƣng đã phần nào giúp trƣờng giảm bớt khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu kinh phí chi thƣờng xuyên và tự bù đắp kinh phí cải cách tiền lƣơng. Việc cho phép tăng thu học phí theo lộ trình của Nhà nƣớc cùng với việc khuyến khích mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp khác của trƣờng đã tạo điều kiện tăng nguồn thu, giúp nhà trƣờng chủ động trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị

-46-

phục vụ giảng dạy, học tập cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của trƣờng.

Trong cơ cấu hình thành nguồn thu sự nghiệp của trƣờng, tỷ lệ hình thành nguồn thu sự nghiệp cũng thay đổi qua các năm. Tuy nhiên nhìn chung, mức thay đổi còn chƣa rõ rệt.

Bảng 2.5: Cơ cấu các nguồn thu sự nghiệp của trƣờng đại học Đà Lạt giai đoạn 2009- 2011 S T T Chi tết các nguồn kinh phí

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số kinh phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6 1 Học phí 61 132 87.92% 69 332 91.93% 73 736 90.95% Trong đó: - Học phí chính quy 28 784 41.40% 37 063 49.14% 45 860 56.57% - Học phí hệ đào

tạo thường xuyên 32 348 46.52% 32 269 42.79% 27 876 34.38%

2 Lệ phí 2 417 3.48% 1 737 2.30% 1 940 2.39%

3 Thu sự nghiệp khác 5 979 8.60% 4 353 5.77% 5 397 6.66%

Tổng thu sự nghiệp 69 528 100.00% 75 422 100.00% 81 073 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Đà Lạt các năm 2009, 2010, 2011)

Hàng năm, căn cứ vào khung thu học phí và mức thu lệ phí do Nhà nƣớc quy định, trƣờng đại học Đà Lạt quy định mức thu học phí, lệ phí cụ thể áp dụng đối với từng loại hình, đối tƣợng đào tạo, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo và chi phí hợp lý để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động của nhà trƣờng.

Việc quản lý thu học phí, lệ phí của trƣờng đƣợc theo dõi riêng theo từng loại hình đào tạo. Số thu học phí, lệ phí đƣợc gửi vào tài khoản của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng và đƣợc Kho bạc quản lý, kiểm soát chi theo quy định.

-47-

Cùng với thời điểm lập dự toán thu, chi từ nguồn NSNN, hàng năm nhà

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)