Kinh nghiệm của một số nƣớc

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 33)

Kinh nghiệm của Mỹ

Nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho GDĐH ở Mỹ rất lớn, bao gồm nguồn kinh phí từ NSNN, nguồn thu học phí của ngƣời học, đóng góp của cộng đồng và bản thân trƣờng đại học. Ngân sách của chính phủ Mỹ dành cho giáo dục luôn có xu hƣớng gia tăng.

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc trở lại đây, nƣớc Mỹ đã rất chú trọng đầu tƣ cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Theo đó, ngân sách đầu tƣ cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỷ USD, năm 1989 là 353 tỷ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỷ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lƣợng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay, tỷ lệ đầu tƣ cho giáo dục của Mỹ chiếm khoảng 7% GDP, toàn bộ chi tiêu cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỷ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm hơn 700 tỷ USD. Nguồn thu lớn của các trƣờng ĐHCL ở Mỹ chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 51%, từ nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 18%, thu từ đóng góp cộng đồng và thu khác của trƣờng chiếm khoảng 31% .

Ở nƣớc Mỹ, thu học phí của sinh viên đƣợc xem là một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục đại học. Học phí đại học đƣợc tính toán sao cho có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trƣờng và các chi phí do lạm phát gây ra. Vì vậy, mức học phí ở các trƣờng đại học luôn thay đổi theo xu hƣớng tăng lên.

Ở Mỹ hiện có khoảng 3.900 trƣờng đại học, trong đó, có khoảng trên 1.800 trƣờng tƣ do những ngƣời không có chuyên môn về học thuật điều hành và trên 1.800 trƣờng công lập. Hệ thống các trƣờng tƣ thục có tiêu chuẩn cao chủ yếu tuyển chọn sinh viên thuộc tầng lớp thƣợng lƣu trong xã hội, đồng thời, cũng có loại trƣờng dành cho sinh viên nghèo. Có một số trƣờng đại học tƣ thục nổi tiếng đã đào tạo ra nhiều nhân tài kiệt xuất cho nƣớc Mỹ và thế giới nhƣ Harvard, Yale,

-27-

Columbia, Stanford. Tuy nhiên, ở các trƣờng này, sinh viên phải đóng kinh phí mỗi năm cũng rất cao (khoảng 20.000USD/năm trở lên).

Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính phủ Thái Lan khuyến khích khu vực tƣ nhân đầu tƣ cho hệ thống giáo dục nhƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, mua sắm trang thiết bị dạy học. Vừa qua, chính phủ đã thông qua việc xây dựng một quỹ 20 tỷ bạt để trợ cấp theo hình thức cho vay với lãi suất ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ muốn xây dựng thêm trƣờng học. Chính phủ sẵn sàng cấp đất với giá thấp và miễn, giảm thuế cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo.

Ngƣời học ở Thái Lan có quyền đƣợc vay trƣớc một khoản tiền để trả học phí, mua sách vở, tài liệu và các chi phí liên quan đến học tập, số tiền vay đủ cho ngƣời học có khả năng trang trải chi phí cho 7 năm học: 3 năm ở cấp trung học và 4 năm ở cấp đại học. Sau khi tốt nghiệp 2 năm thì họ mới bắt đầu phải hoàn trả số tiền vay với lãi suất thấp. Việc sử dụng công cụ tài chính linh hoạt ở Thái Lan đã giúp ngƣời nghèo có cơ hội học tập, thực hiện đƣợc chính sách công bằng xã hội.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nguồn thu ở các trƣờng ĐHCL Trung Quốc chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 63%, thu từ học phí của sinh viên khoảng 19% và thu từ đóng góp cộng đồng và thu khác của các trƣờng chiếm khoảng 18%.

Ở Trung Quốc, trƣớc năm 1989, Nhà nƣớc bao cấp hoàn toàn kinh phí cho giáo dục đại học. Từ năm 1989 trở lại đây, Chính phủ nƣớc này đã thực hiện chế độ thu học phí đối với giáo dục đại học trong các trƣờng công lập, ngay cả sinh viên đƣợc học bổng theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà nƣớc cũng phải đóng học phí từ 100 đến 300 nhân dân tệ một năm học.

Trong những năm gần đây GDĐH ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy GDĐH theo kịp sự phát triển kinh tế và đáp ứng đƣợc nhu cầu học đại học của các đối tƣợng trong xã hội.

-28- theo các hƣớng sau :

- Chuyển giao phần lớn các trƣờng đại học, cao đẳng cho địa phƣơng quản lý. - Cải cách thể chế đầu tƣ, xây dựng, phát triển các trƣờng ngoài công lập. - Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hóa GDĐH.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, trong điều kiện thuận lợi, các bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả cao để cho con em họ có học vấn càng cao càng tốt. Thực tế, chi phí tƣ nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nƣớc thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Chính điều đó đã giúp Hàn Quốc huy động đƣợc nguồn lực tài chính rất lớn từ khoản đóng góp của các bậc cha, mẹ sinh viên. Chỉ trong vòng bốn thập niên, Hàn Quốc đã giải quyết thành công bài toán đuổi kịp về giáo dục cùng lúc với bài toán đuổi kịp về kinh tế so với các nƣớc phát triển.

Ở Hàn Quốc, giáo dục đại học tƣ thục phát triển rất mạnh mẽ. Thông qua nhà trƣờng tƣ thục và khát vọng học tập của ngƣời dân, giáo dục Hàn Quốc đã có sự phát triển theo kiểu đón đầu, kịp thời bổ sung nguồn nhân lực trình độ đại học cho yêu cầu phát triển kinh tế tri thức từ những năm 1990.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)