Dự báo xu hƣớng phát triển và những mục tiêu của giáo dục

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 80)

học Việt Nam đến năm 2020.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt". Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 đã định hƣớng: "Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao là một đột phá chiến lƣợc".

Tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020, trong đó đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện.

Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020, cần phấn đấu xây dựng một nền GDĐH hiện đại làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nƣớc, thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng và có khả năng hội nhập quốc tế. GDĐH phải đào tạo đƣợc những con ngƣời Việt Nam có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực giải quyết vấn đề và có tinh thần trách nhiệm cao.

Đến năm 2020, GDĐH phải đạt đƣợc các mục tiêu:

- Hoàn thiện cơ cấu hệ thống đại học; Quy mô GDĐH được phát triển hợp lý, đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp

-74-

hóa, hiện đại hóa đất nước

Phát triển quy mô sinh viên ĐHCL và ngoài công lập hợp lý vào năm 2020. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

- Chất lượng và hiệu quả GDĐH được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế

Nâng cao chất lƣợng đào tạo GDĐH, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con ngƣời có năng lực sáng tạo, tƣ duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Quyết định số 711/QĐ-TTg cũng nêu rõ: “Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nƣớc ngoài bằng NSNN cho các trƣờng đại học trọng điểm và viện nghiên cứu quốc gia, ƣu tiên các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn. Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nƣớc ngoài bằng kinh phí tự túc”.

- Các nguồn lực cho giáo dục được huy động, phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục

Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục đƣợc thực hiện dựa trên kết quả hoạt động đào tạo của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nƣớc và xã hội đầu tƣ cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nƣớc, ngƣời học và xã hội; đảm bảo nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng NSNN từ 20% trở lên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Đào tạo nhân lực chất lƣợng cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học

-75-

mũi nhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhƣng khó thu hút ngƣời học.

Đầu tƣ NSNN có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập, đầu tƣ đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bƣớc chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phƣơng tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng một số trƣờng đại học xuất sắc, chất lƣợng trình độ quốc tế, các trƣờng trọng điểm, trƣờng chuyên, trƣờng đào tạo học sinh năng khiếu, trƣờng dân tộc nội trú, bán trú. Phấn đấu đến năm 2020 có một số khoa, chuyên ngành đạt chất lƣợng cao. Quy hoạch, đảm bảo quỹ đất để xây dựng trƣờng học, ƣu tiên xây dựng các khu đại học tập trung và ký túc xá cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 80)