Tình hình tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 40)

thuộc Bộ GD & ĐT

-34-

quá trình đổi mới quản lý giáo dục và hội nhập với nền giáo dục toàn cầu. Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là:

- Các trƣờng đƣợc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động.

- Thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp giáo dục, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN.

- Trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trƣờng đại học, Nhà nƣớc (thông qua Bộ GD & ĐT) vẫn quan tâm đầu tƣ để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tƣợng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng dịch vụ giáo dục đào tạo theo đúng quy định và ngày càng tốt hơn.

Khi thực hiện tự chủ theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, hệ thống các trƣờng đại học trực thuộc Bộ GD & ĐT đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên;

- Các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên, phần còn lại đƣợc NSNN cấp;

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ.

Trao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học là bƣớc đổi mới quan trọng trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục và phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học hiện nay, nhằm huy động sự đóng góp của xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp giáo dục, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN.

Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, các trƣờng đại học công lập đƣợc chủ động quyết định các biện pháp để đảm bảo chất lƣợng, tiến

-35-

độ thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao. Đối với các hoạt động khác, đơn vị đƣợc quyền tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC, tính đến hết năm 2011 Bộ GD & ĐT đã giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho 52 đơn vị trực thuộc, trong đó có 8 đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên; 37 đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và 7 đơn vị NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Các đơn vị đã tổ chức triển khai xây dựng, ban hành và điều chỉnh bổ sung hàng năm quy chế chi tiêu nội bộ; sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ và chi trả thu nhập trong năm cho ngƣời lao động và trích lập, sử dụng các quỹ để phát triển đơn vị.

Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ GD & ĐT tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2012, việc các trƣờng đại học trực thuộc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã tăng tính tự chủ của các đơn vị trong hoạt động, giảm các thủ tục hành chính; các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, biên chế, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; tăng cƣờng sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí, khắc phục tình trạng cấp dƣới trông chờ vào cấp trên, qua đó kinh phí đƣợc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai tự chủ tài chính tại các trƣờng cũng gặp phải một số khó khăn, vƣớng mắc nhất định. Việc phân loại các đơn vị thành 3 loại: tự chủ toàn bộ, tự chủ một phần hay Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ kinh phí tính cho từng giai đoạn 3 năm, sau giai đoạn này sẽ tiến hành phân loại lại. Bộ GD & ĐT khuyến khích tăng tỷ lệ các trƣờng thuộc nhóm 1 và phấn đấu giảm dần các trƣờng thuộc nhóm 2, nhóm 3. Nhƣng thực tế lại không thực hiện đƣợc nhƣ vậy, hoặc tỷ lệ thay đổi rất nhỏ. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các trƣờng đều phấn đấu tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị. Tuy nhiên hàng năm lƣơng cơ bản đều

-36-

tăng theo lộ trình cải cách tiền lƣơng, nhiều đơn vị gặp khó khăn trong việc tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lƣơng, tạo nguồn tăng thu nhập bình quân cho cán bộ viên chức. Do vậy thu nhập của cán bộ viên chức có tăng nhƣng còn chƣa cao. Theo tổng kết của Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ GD & ĐT, thu nhập bình quân chung năm 2011 của cán bộ viên chức các đơn vị trực thuộc thực hiện tự chủ tài chính đều chỉ tăng dƣới 1 lần so với lƣơng cấp bậc, chức vụ.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)