Tài chính và quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 28)

1.3.1.1 Tài chính trong các trường đại học công lập

Khái niệm tài chính đƣợc hiểu là: Có biểu hiện thu chi bằng tiền; có nội dung vật chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế, quan hệ phân phối dƣới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ [13, tr 7].

Tài chính trong các trƣờng đại học công lập phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong các trƣờng đại học. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền. Xét về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dƣới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Các quan hệ tài chính trong trƣờng đại học công lập nhƣ sau:

* Quan hệ tài chính giữa trường đại học công lập với NSNN

Kinh phí NSNN cấp bao gồm: Chi thƣờng xuyên, chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, chi đầu tƣ phát triển, chi nhiệm vụ đột xuất do Nhà nƣớc giao cho các trƣờng. Các trƣờng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc (nhƣ nộp thuế theo quy định của Nhà nƣớc).

* Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội

Quan hệ tài chính giữa nhà trƣờng với xã hội, mà cụ thể là với ngƣời học đƣợc thể hiện thông qua các khoản thu học phí, lệ phí và một số loại phí khác theo quy định. Chính phủ quy định khung học phí, lệ phí và cơ chế thu, sử dụng học phí, lệ phí đối với từng loại hình trƣờng.

-22-

Ngƣời học là các đối tƣợng thuộc diện chính sách xã hội hoặc hộ nghèo đƣợc hƣởng các chế độ miễn, giảm học phí theo quy định; Ngƣời học đạt kết quả học tập cao thì đƣợc học bổng, khen thƣởng; sinh viên cử tuyển đƣợc hƣởng trợ cấp học tập, sinh hoạt phí…

* Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường

Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trƣờng gồm các quan hệ tài chính giữa các phòng, khoa, ban, trung tâm và giữa các cán bộ viên chức trong trƣờng thông qua quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phối thu nhập nhƣ: thù lao giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tiền lƣơng, thƣởng, các khoản phụ cấp, thu nhập tăng thêm...

* Quan hệ tài chính giữa nhà trường với nước ngoài

Quan hệ tài chính giữa nhà trƣờng với nƣớc ngoài gồm các quan hệ tài chính với các trƣờng, các tổ chức nƣớc ngoài về các hoạt động nhƣ: liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế nhằm phát triển các nguồn lực tài chính, tìm kiếm các nguồn tài trợ….

Nhìn chung, các quan hệ tài chính của các trƣờng đại học phản ánh hoạt động gắn liền với hệ thống kinh tế-chính trị-xã hội của đất nƣớc. Việc quản lý hiệu quả các hoạt động của các trƣờng, đặc biệt về mặt tài chính là hết sức quan trọng và cần thiết để sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trƣờng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và hiệu quả, đi đúng định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo của đất nƣớc.

1.3.1.2 Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập

Quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phƣơng pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế, tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Quản lý tài chính trong các trƣờng đại học hƣớng vào quản lý thu, chi của các nguồn tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chƣơng trình, dự án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trƣờng.

Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đƣa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt

-23-

động quản lý tài chính của đơn vị. Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến lƣợc của từng đơn vị. Tuy nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ƣu hóa lợi nhuận, mục tiêu của quản lý tài chính trong các trƣờng ĐHCL không vì mục đích lợi nhuận, mà phục vụ cho cộng đồng xã hội là chủ yếu, nên quản lý tài chính tại các trƣờng ĐHCL là quản lý việc sử dụng có hiệu quả, đúng định hƣớng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 28)