Đối với Nhà nƣớc và các Bộ, ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 85)

3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã phê duyệt chƣơng trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nƣớc với nhiều nội dung lớn, trong đó cải cách hành chính công là một nội dung quan trọng. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các ĐVSN là một trong những bƣớc đột phá của cải cách hành chính công.

-79-

Thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã giúp các trƣờng đại học công lập đạt đƣợc những kết quả tích cực, tạo đƣợc động lực phát triển để nâng cao chất lƣợng HĐSN, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Nghị định vẫn còn nhiều vƣớng mắc, do vậy cần kết hợp một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của tính tự chủ tài chính trong đơn vị.

Thực tế cho thấy công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng đại học công lập, do đó Nhà nƣớc cần hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và một số văn bản quy định trong ngành giáo dục ban hành đã lâu không còn phù hợp, nhằm tạo môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh giúp các trƣờng ĐHCL chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa,….. còn có các phƣơng thức đào tạo ngắn hạn, liên kết nƣớc ngoài, đào tạo chứng chỉ. Cần có các văn bản hƣớng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng phƣơng thức đào tạo.

3.2.1.2 Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học công lập

Nghị định số 43 thực chất chỉ mới giao quyền tự chủ cho các trƣờng trong việc tổ chức chi, chƣa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí và lệ phí do ngƣời học đóng góp. Đây thực sự là một bất cập lớn cho các trƣờng trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lƣợng đào tạo. Việc đầu tƣ, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản đã đƣợc phân cấp cho đơn vị tự thực hiện, nhƣng giá trị tài sản phân cấp còn thấp. Nhiều định mức, tiêu chuẩn nhƣ định mức giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài giờ, mức thu học phí, lệ phí... không còn phù hợp, làm hạn chế tính chủ động về tài chính của các trƣờng. Cụ thể:

- Mức học phí đƣợc quy định đồng loạt giữa các cơ sở giáo dục, các trƣờng có chất lƣợng cao không đƣợc thu học phí cao, vì vậy chƣa khuyến khích việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng giáo dục, tạo ra bất lợi và thiếu bình đẳng về điều kiện phát triển của các cơ sở giáo dục trong nƣớc so với các cơ sở giáo

-80-

dục có yếu tố đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này trực tiếp gây nên hiện tƣợng sinh viên Việt Nam có điều kiện kinh tế ra nƣớc ngoài học tập trong thời gian vừa qua. Nhà nƣớc cần trao cho các trƣờng đại học trọng điểm, các trƣờng đại học công lập tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc quyền tự chủ về mức thu học phí. Đối với các trƣờng đại học công lập còn lại, chính phủ cần xây dựng các khung học phí theo chất lƣợng đào tạo, các khung học phí này phải tƣơng ứng với các nhóm thứ bậc về chất lƣợng đào tạo; Đồng thời Nhà nƣớc cần quy định khung mức thu phí, lệ phí (mức trần và sàn) rộng hơn để:

+ Các đơn vị đƣợc tự chủ vận dụng tùy theo điều kiện cụ thể; + Thời gian thực hiện của chính sách, chế độ phải dài hạn hơn.

- Thời gian qua với chính sách cắt giảm đầu tƣ công, nhu cầu đầu tƣ mua sắm và xây dựng mới bị hạn chế trong khi tiền để tồn ở Kho bạc không có lãi và giá cả trên thị trƣờng luôn tăng, vô hình chung làm giảm hiệu quả sử dụng kinh phí của các trƣờng. Theo ý kiến tác giả, đối với các trƣờng đại học công lập đƣợc tự chủ tài chính, số tiền thu từ học phí và lệ phí không nên bắt buộc các đơn vị phải gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc, thay vào đó đƣợc gửi ở ngân hàng và các trƣờng đƣợc tự chủ trong việc sử dụng lãi thu đƣợc. Cần trao thêm quyền tự chủ trong các nội dung chi cho ĐVSN công lập. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng có cạnh tranh, nếu muốn trao thêm quyền “hoạt động kinh doanh” cho các trƣờng đại học công lập, thì phải tạo điều kiện cho họ đƣợc “cạnh tranh”. Một số nội dung chi cho ĐVSN công lập để tạo thế cạnh tranh lại bị hạn chế và không đƣợc khuyến khích.

- Cần phải xem xét lại việc quy định về giờ giảng nghĩa vụ của giảng viên. Hiện nay mức giờ giảng một năm quy định cho giảng viên và giáo viên trong các trƣờng đại học công lập còn quá cao (280 giờ đối với giảng viên và 360 giờ đối với giáo sƣ và giảng viên cao cấp). Với mức giờ giảng nhƣ vậy làm cho các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ không có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, không có thời gian để tái sản xuất sức lao động nên không đảm bảo đƣợc yêu cầu đề ra. - Các trƣờng cần đƣợc chủ động trong việc xây dựng và cân đối quỹ học bổng cho sinh viên: Hiện nay học bổng dành cho sinh viên của các trƣờng không chỉ từ

-81-

nguồn NSNN cấp và nguồn học phí của đơn vị, mà còn có một lƣợng lớn huy động từ nguồn đóng góp của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Việc quy định quỹ học bổng khuyến khích học tập đƣợc bố trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trƣờng đại học công lập theo quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD & ĐT nhƣ hiện nay đƣợc cho là không còn phù hợp, và là một khó khăn rất lớn cho các trƣờng vì tỷ lệ này quá cao, vì số thu từ nguồn tự có của các trƣờng chủ yếu từ nguồn thu học phí hệ chính quy, đặc biệt trong trƣờng hợp nếu trƣờng đã huy động đƣợc nhiều sự đóng góp của xã hội cho quỹ học bổng của sinh viên thì tỷ lệ này sẽ không phù hợp và gây mất cân đối trong tổng chi của các trƣờng.

- Quy định thủ tục ghi thu, ghi chi hiện nay đối với vốn do các tổ chức, cá nhân, từ các trƣờng đại học nƣớc ngoài viện trợ cho các trƣờng đại học trong nƣớc quá phức tạp, gây khó khăn trong khâu tiếp nhận và sử dụng, quyết toán do phải đƣợc phê duyệt, chấp thuận của cả Bộ GD & ĐT và Bộ Tài chính. Thậm chí một số trƣờng đã từ chối khoản kinh phí này do vƣớng thủ tục giấy tờ. Theo ý kiến tác giả, các ban ngành liên quan và đặc biệt là Bộ Tài chính cần kịp thời điều chỉnh các quy định này vì trên thực tế việc trao đổi và hỗ trợ giữa các tổ chức, cá nhân và đại học ở nƣớc ngoài với các trƣờng đại học trong nƣớc là rất cần thiết, không chỉ xét về mặt kinh phí mà liên quan đến cả vấn đề trao đổi tài liệu, kinh nghiệm và giảng viên. Nếu Bộ Tài chính muốn quản lý nguồn vốn này có thể thông qua thông tin từ Hải quan, từ các cơ quan thuế…

3.2.1.3 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn NSNN, đi đôi với tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ GD & ĐT tại Hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2012, nếu tính bình quân 25m2 đất/1 sinh viên theo quy định tại quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2007 về quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, thì chỉ có 9 trƣờng đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ đạt tiêu chuẩn này. Các trƣờng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nhƣ hiện tƣợng thiếu giảng đƣờng, phòng học,

-82-

phòng thí nghiệm, trang thiết bị, chƣơng trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, ký túc xá sinh viên… Đặc biệt các trƣờng đại học công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính gặp rất nhiều khó khăn về đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất do không đƣợc kinh phí NSNN cấp và không thể tăng nguồn thu do bị khống chế bởi mức trần thu học phí. Để đảm bảo chất lƣợng đào tạo và việc thực hiện tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập đƣợc thuận lợi, Nhà nƣớc cần tập trung tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho các trƣờng, đặc biệt tập trung đầu tƣ về đất đai, tài chính đảm bảo các trƣờng có đƣợc cơ sở vật chất khang trang, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu đào tạo. Xây dựng một số cơ sở dùng chung nhƣ: trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thƣ viện điện tử, từng bƣớc hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, thƣ viện và công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Nên chia các trƣờng đại học công lập thành hai loại: trƣờng đại học công lập tự chủ tài chính (toàn bộ hoặc một phần) và trƣờng đại học công lập chƣa tự chủ đƣợc tài chính, NSNN cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Đối với trƣờng đại học công lập tự chủ tài chính đƣợc cho thuê tài sản Nhà nƣớc để bảo đảm tính tự chủ của đơn vị, bảo đảm tài sản đƣợc sử dụng hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, không khai thác hết công suất của tài sản. Đối với trƣờng đại học công lập chƣa tự chủ tài chính thì không đƣợc cho thuê tài sản, Nhà nƣớc quy định nhƣ đối với cơ quan Nhà nƣớc. Đối với trƣờng đại học công lập đã đƣợc giao tự chủ tài chính khi cho thuê tài sản, kinh doanh để tăng thêm nguồn thu cho đơn vị cần xem xét việc cho thuê tài sản có làm ảnh hƣởng đến hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị mình hay không.

3.2.1.4 Hoàn thiện phương thức giao ngân sách cho giáo dục đại học

Theo quy định tại Nghị định 43, một trong những cơ sở quyết định mức hỗ trợ NSNN cho chi thƣờng xuyên của các trƣờng đại học công lập là căn cứ vào việc phân loại ĐVSN, trong đó các trƣờng thuộc một trong ba loại: trƣờng tự đảm bảo chi phí hoạt động, trƣờng tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động hay trƣờng thuộc loại do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. Tuy nhiên tiêu chí để phân loại

-83-

lại phụ thuộc vào phần trăm mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị, trong đó đơn vị đƣợc xác định là tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động có biên độ quá lớn (từ trên 10% đến dƣới 100%). Các trƣờng chỉ cần thay đổi 1% trong khoảng này thì sẽ rơi vào một trong hai loại trƣờng còn lại, khi đó mức hỗ trợ NSNN cho trƣờng sẽ thay đổi, nhƣ vậy sẽ tạo ra sự thiếu chính xác trong việc xác định kinh phí NSNN phân bổ cho các trƣờng.

Việc phân bổ NSNN hiện nay vẫn dựa trên cơ sở đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo của các trƣờng là chủ yếu, việc phân bổ vẫn mang tính chất cào bằng. NSNN đầu tƣ cho các cơ sở giáo dục công lập phải đảm bảo đạt mức chất lƣợng tối thiểu phù hợp với nhu cầu phát triển đất nƣớc tƣơng đƣơng với cấp học và trình độ đào tạo. Nhà nƣớc cần đƣa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trƣờng, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách dựa trên lực lƣợng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lƣợng đào tạo, yếu tố đầu ra của các trƣờng đại học công lập.

Các chỉ số sử dụng để xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lƣợng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lƣợng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lƣợng của trƣờng đại học. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học nên dựa trên đánh giá chất lƣợng của các công trình nghiên cứu, sản phẩm do kết quả các đề tài đem lại và tính thực tiễn của các đề tài.

3.2.1.5 Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho giáo dục

Trong các trƣờng đại học công lập, thu sự nghiệp từ phí và lệ phí là chủ yếu, các khoản thu hoạt động kinh doanh dịch vụ, liên doanh liên kết, lãi ngân hàng… chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn thu. Vì vậy để tăng cƣờng khả năng tự chủ tài chính của các trƣờng, rất cần sự chia sẻ đóng góp từ xã hội, thu hút đƣợc các nguồn lực tài chính từ bên ngoài, các đơn vị kinh doanh, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc.

Huy động các nguồn lực tài chính từ bên ngoài để tăng cƣờng trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, đảm bảo điều kiện nghiên cứu

-84-

khoa học. Thông qua các hội thảo khoa học giữa nhà trƣờng và địa phƣơng, các trƣờng có thể giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học nhằm chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Bộ GD & ĐT cần kiểm tra, đánh giá việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính ở một số trƣờng hoạt động hiệu quả nhất, có giá trị về lý luận và thực tiễn nhất trong quản lý trƣờng đại học để phổ biến, rút kinh nghiệm và áp dụng rộng rãi cho các trƣờng đại học công lập của Việt Nam.

3.2.1.6 Hoàn thiện công tác kiểm soát chi của Kho bạc

Trong điều kiện các đơn vị dự toán của Bộ GD & ĐT nằm ở nhiều địa phƣơng, hoạt động kiểm tra kiểm soát của Bộ GD & ĐT đối với những đơn vị này còn hạn chế thì vai trò hoạt động kiểm soát của Kho bạc Nhà nƣớc các cấp càng phải đƣợc nâng cao. Kho bạc là đơn vị đƣợc giao quyền kiểm soát chi cuối cùng trƣớc khi kinh phí của ĐVSN công lập đi vào hoạt động, lƣu thông. Để góp phần tăng cƣờng quản lý chi đối với các đơn vị dự toán trực thuộc, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”, ngành Kho bạc Nhà nƣớc cần:

- Có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Bộ GD & ĐT trong hoạt động kiểm soát chi đối với các đơn vị dự toán đảm bảo thống nhất, tuân thủ các quy định chung về chế độ, định mức chi tiêu, phƣơng thức thanh toán… của Nhà nƣớc đối với các ĐVSN có thu nói chung cũng nhƣ các chế độ, chính sách đã đƣợc quy định riêng theo đặc thù của Bộ GD & ĐT.

- Phƣơng thức cấp phát, thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc đối với các đơn vị dự toán cần quản lý chặt chẽ theo dự toán Ngân sách của các đơn vị dự toán đã lập và đƣợc duyệt, làm cơ sở cho việc kiểm soát chi ở các khâu tiếp theo đƣợc thuận lợi và đầy đủ hơn.

- Phải có văn bản, chính sách hƣớng dẫn thực hiện kiểm soát chi thống nhất và đồng bộ. Kiểm soát với tất cả các khoản chi Ngân sách qua Kho bạc, không để bất kỳ một khoản chi nào không đƣợc kiểm soát. Hạn chế dần và đi đến chấm dứt tình trạng kiểm soát chỉ là “hình thức” theo các bảng kê thanh toán, không đúng theo

-85-

thực tế phát sinh. Ban hành định mức tồn quỹ tiền mặt cho các đơn vị một cách hợp

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)