lập.
1.3.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước
Bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các trƣờng ĐHCL, các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính ở các trƣờng. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc thực hiện theo hƣớng tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ tài chính cho các trƣờng ĐHCL sẽ là động lực nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trƣờng.
Quy định quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với các trƣờng ĐHCL có vai trò cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn thu nhằm đáp ứng các yêu cầu chi của ĐVSN công lập, góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính trong các ĐVSN công lập. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính trên quan điểm thống nhất, hợp lý từ việc xây dựng các định mức chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra quá trình đó nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính, đạt đƣợc mục tiêu kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính phải quan tâm về tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ, kết hợp với tăng cƣờng chế độ thống nhất chỉ huy, trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị.
1.3.2.2 Công tác kế hoạch
Công cụ này nhằm bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của nhà trƣờng đƣợc thực thi. Căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và
-24-
hoạt động khác của năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch cho trƣờng. Dựa vào số liệu chi cho con ngƣời, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo làm cơ sở dự kiến năm kế hoạch.
1.3.2.3 Quy chế chi tiêu nội bộ
Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất, tiết kiệm và hợp lý trong toàn đơn vị.
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, các trƣờng ĐHCL tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi.
1.3.2.4 Hạch toán, kế toán, kiểm toán
Hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý, đòi hỏi công tác ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phí của các trƣờng phải đầy đủ, trung thực, khách quan, kịp thời và chính xác.
Các trƣờng ĐHCL hiện đang áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính. Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ, tài sản công; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức thu, chi tại đơn vị [12, tr15].
-25-
cáo về các mức độ phù hợp của thông tin đƣợc kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã đƣợc xây dựng cho loại thông tin đó [5, tr418]. Thông qua công tác kiểm toán, nhà trƣờng có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính sách, kinh tế của Nhà nƣớc và của nhà trƣờng.
1.3.2.5 Hệ thống thanh tra, kiểm tra
Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của các trƣờng đại học, đồng thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính. Cần thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra một cách thƣờng xuyên nhằm giúp cho các trƣờng đại học quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Kiểm tra tài chính là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quản lý tài chính. Kiểm tra tài chính một cách hữu hiệu đảm bảo cho ngƣời quản lý đơn vị nắm đƣợc chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và chủ động, tự chủ trong hoạt động tài chính của đơn vị.
1.3.2.6 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Trong quản lý nói chung và trong quản lý tài chính nói riêng, năng lực của cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng.
Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trƣờng tác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chính tại trƣờng. Hiệu trƣởng là ngƣời có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, quyết định việc xây dựng dự toán thu chi, quy định mức tiền lƣơng, phân phối thu nhập tăng thêm, phúc lợi và trích lập quỹ của trƣờng.
Đối với các đơn vị cơ sở trực tiếp chi tiêu, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là điều kiện hết sức cần thiết để đƣa công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nƣớc, góp phần vào hiệu quả của công tác quản lý tài chính trong toàn ngành.
-26-