Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại trƣờng

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 66)

trƣờng đại học Đà Lạt

2.2.3.1 Những kết quả đã đạt được

a> Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập đã cơ bản khắc phục đƣợc những tồn tại của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính có chức năng quản lý Nhà nƣớc và ĐVSN có chức năng cung cấp dịch vụ công, từ đó có cơ chế phù hợp với lĩnh vực HĐSN, xoá bỏ tình trạng "hành chính hoá" HĐSN.

Ngoài việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, điểm nổi bật nhất của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho nhà trƣờng đƣợc quyền quyết định các khoản thu, mức thu đối với các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ; đƣợc chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Nhà trƣờng cũng đƣợc quyền quyết định các mức chi quản lý, nghiệp vụ thƣờng xuyên cao hơn hoặc

-60-

thấp hơn mức chi do Nhà nƣớc quy định; đƣợc chi thu nhập tăng thêm nếu hoạt động hiệu quả. Nghị định cũng cho phép trƣờng tự quyết định việc chi trả cho ngƣời lao động theo nguyên tắc ngƣời nào có hiệu suất lao động cao đƣợc trả thu nhập cao hơn và ngƣợc lại. Việc trao quyền tự chủ giúp trƣờng từng bƣớc mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và Nhà nƣớc không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của trƣờng.

Cơ chế tự chủ cũng tạo điều kiện cho trƣờng thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của ngƣời lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lƣợng hoạt động sự nghiệp; bƣớc đầu rà soát lại chức năng nhiệm vụ của ĐVSN, từng bƣớc giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính đƣợc thực hiện, tạo không khí đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ đơn vị. Phát huy quyền tự chủ, thời gian qua để thu hút ngƣời học trƣờng đại học Đà Lạt đã áp dụng cơ chế linh hoạt trong các mức thu học phí: giảm học phí các ngành học cần khuyến khích nhƣ ngành nông lâm, công nghệ sau thu hoạch…, học phí các lớp liên kết đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo từng địa điểm liên kết.

Nhà trƣờng cũng đã phát huy quyền tự chủ để thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả cao đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp, thông qua các quy định cụ thể tại quy chế chi tiêu nội bộ và các chính sách hợp lý về tài chính và nhân sự. Trên cơ sở nguồn lực tài chính hiện có, trƣờng đã xây dựng các định mức thu, chi; quy định cụ thể việc chi trả thu nhập, khen thƣởng, phúc lợi trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho đơn vị.

b> Nguồn thu sự nghiệp của trường có xu hướng tăng lên

Mặc dù nguồn thu sự nghiệp của trƣờng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu học phí - một nguồn thu chịu sự ảnh hƣởng rất lớn bởi các chính sách quy định của Nhà nƣớc, nhƣng cũng cần phải thấy rằng nguồn thu sự nghiệp của trƣờng đang có xu hƣớng tăng lên rõ rệt và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh

-61-

phí đƣợc tự chủ của trƣờng. Năm 2011 so với năm 2009, tổng thu sự nghiệp của trƣờng tăng 16,61% (từ 69,528 tỷ đồng lên 81,074 tỷ đồng).

Chính sách trao quyền tự chủ đã giúp nhà trƣờng chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu nhất là mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo… nên nguồn thu sự nghiệp không ngừng tăng lên, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng. Trong số thu sự nghiệp khác của đơn vị, mặc dù còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu sự nghiệp, nhƣng đã xuất hiện một số nội dung thu mới: thu từ cho thuê cơ sở vật chất, thu từ các hợp đồng đào tạo ngắn hạn…

Việc thay đổi khung và mức thu học phí, lệ phí cũng thể hiện rõ chủ trƣơng của Nhà nƣớc, tạo điều kiện nâng cao khả năng tự chủ về tài chính cho các trƣờng đại học và nhằm huy động sự đóng góp của xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp giáo dục, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ NSNN.

c> Góp phần đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị nhƣ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô giáo, trang thiết bị phƣơng tiện hiện có, nhà trƣờng đã thực hiện mở rộng, đa dạng hoá loại hình đào tạo, tổ chức nhiều hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa… Nhà trƣờng cũng đƣợc chủ động mời chuyên gia nƣớc ngoài vào giảng dạy các hệ đào tạo trong trƣờng. Nhờ đó chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên, đặc biệt là đào tạo sau đại học với các ngành thuộc thế mạnh của trƣờng nhƣ vật lý, toán học, sinh học…

Để phát triển hoạt động khoa học trong đơn vị, trên cơ sở phát huy năng lực đội ngũ cán bộ và máy móc thiết bị hiện có, nhà trƣờng đã chủ động ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học. Riêng năm 2010 trƣờng có 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh với tổng kinh phí đƣợc cấp là 1,1 tỷ đồng; năm 2011 có 5 đề tài với kinh phí đƣợc cấp 1,6 tỷ đồng. Nghiên cứu khoa học sinh viên cũng đƣợc chú trọng và đổi mới nhờ sự ƣu tiên kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp của trƣờng.

-62-

Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại trƣờng đại học Đà Lạt cho thấy, nguồn tài chính ngày càng đƣợc trƣờng sử dụng hợp lý hơn theo hƣớng ƣu tiên kinh phí cho đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, nhờ đó từng bƣớc cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy và học tập ngày càng tăng. Một số lĩnh vực, mức chi của trƣờng cũng khá cao so với mức quy định của Nhà nƣớc: Chi công tác phí, chi hỗ trợ đi học, bồi dƣỡng chuyên môn… Trƣờng cũng đã tạo điều kiện cho các đơn vị trong trƣờng chủ động về kinh phí một số lĩnh vực: khoán văn phòng phẩm, điện thoại, giao kinh phí cho các đơn vị từ đầu năm để đơn vị chủ động về thời gian và kế hoạch sử dụng…

Một kết quả không thể không đề cập trong quá trình thực hiện tự chủ về tài chính tại trƣờng đại học Đà Lạt, đó là việc tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Điều 2 mục 2.1 Nghị định 43/2006/NĐ-CP nêu rõ mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là: “tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động”. Trƣờng đại học Đà Lạt bƣớc đầu đã đạt đƣợc mục tiêu này, đây là một thành quả đáng kể. Sơ đồ sau cho thấy kết quả thực hiện trong 3 năm:

0 2 4 6 8 10 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu nhập bình quân

Biểu đồ 2.5: Thu nhập bình quân của cán bộ viên chức trƣờng đại học Đà Lạt giai đoạn 2009-2011 (đvt: triệu đồng)

(Nguồn: báo cáo công khai thu chi tài chính của trường ĐH Đà Lạt các năm 2009-2011)

Tuy thu nhập bình quân nói trên của cán bộ viên chức trƣờng đại học Đà Lạt chƣa cao so với một số ngành nghề khác, nhƣng so với mặt bằng chung của các trƣờng đại học công

-63-

lập thuộc địa bàn Tây Nguyên thì đây lại là một một thành quả rất đáng khích lệ của nhà trƣờng. Năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế và giá cả thị trƣờng có nhiều biến động phức tạp, và trong khi trƣờng đại học Tây Nguyên chỉ đảm bảo khả năng chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức ở mức 0,3 lần so với lƣơng cơ bản chức vụ, nhƣng trƣờng đại học Đà Lạt vẫn đạt đƣợc ở mức 0,6 lần.

e>Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, trƣờng đã chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hƣớng tinh gọn và hiệu quả. Quy mô và các loại hình đào tạo của trƣờng tăng, nguồn thu sự nghiệp tăng dần qua từng năm, nhƣng số cán bộ hành chính của trƣờng hầu nhƣ không thay đổi. Hiện tại số cán bộ hành chính, phục vụ của trƣờng chỉ chiếm 30% tổng số cán bộ trong toàn trƣờng. Nhà trƣờng thực hiện khoán công việc một số lao động giản đơn (bảo vệ, vệ sinh); hạn chế nhân sự quản lý để tăng hiệu quả lao động và tăng thu nhập cho cán bộ viên chức; thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lƣợng công việc và khả năng nguồn tài chính nhằm giảm số lƣợng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc.

Đội ngũ cán bộ kế toán làm công tác quản lý trực tiếp tài chính của trƣờng cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cao trình độ, tham mƣu tốt cho Ban Giám hiệu trong công tác quản lý tài chính của trƣờng. Áp dụng triệt để các công nghệ thông tin trong quá trình quản lý: sử dụng phần mềm kế toán, thanh toán thu nhập qua thẻ, trao đổi thông tin và thông báo các khoản thanh toán qua hộp thƣ cá nhân …

f> Khuyến khích kịp thời, đúng đối tượng cho người học

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhằm động viên khuyến khích kịp thời những sinh viên nghèo, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có kết quả học tập tốt, ngoài các khoản học bổng theo quy định của Nhà nƣớc, nhà trƣờng còn thành lập quỹ học bổng và quỹ khen thƣởng dành cho những sinh viên nghèo vƣợt khó. Trƣờng cũng huy động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để hỗ trợ học bổng cho sinh viên. Mỗi năm có khoảng từ 500 đến 600 lƣợt sinh viên đƣợc nhận các khoản học bổng này. Khoản kinh phí này đã động

-64-

viên hỗ trợ kịp thời cho sinh viên, đặc biệt phát huy hiệu quả tích cực đối với một trƣờng thuộc địa bàn Tây Nguyên có nhiều sinh viên diện chính sách và con em dân tộc.

2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân a> Hạn chế

- Nguồn thu của trường còn thấp, chưa đa dạng và nhỏ về quy mô

Qua phân tích thực trạng các nguồn lực tài chính của trƣờng đại học Đà Lạt cho thấy, nguồn thu của trƣờng qua các năm có tăng lên nhƣng vẫn còn thấp, chƣa đa dạng. Nguồn thu sự nghiệp của trƣờng phụ thuộc chủ yếu vào số thu phí, lệ phí đơn vị đƣợc để lại sử dụng theo quy định của Nhà nƣớc, trong đó học phí là nguồn thu quan trọng nhất đối với nhà trƣờng, là nguồn lực tài chính cơ bản để duy trì hoạt động và phát triển của trƣờng. Tuy nhiên, nguồn thu này lại chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi khung học phí và số lƣợng ngƣời học.

Thực hiện chính sách tự chủ tài chính, Nhà nƣớc sẽ trao quyền tự chủ từng phần, tiến tới trao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính cho các trƣờng, điều này đồng nghĩa với việc Nhà nƣớc giảm dần NSNN cấp chi thƣờng xuyên để các trƣờng tự tìm nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên. Trên thực tế việc này đã gây khó khăn cho trƣờng trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển đào tạo. Mặc dù mức học phí có tăng theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP nhƣng vẫn ở mức thấp, trong khi tỷ lệ lạm phát cùng với lƣơng tối thiểu các năm qua đã tăng nhiều lần.

Tại trƣờng đại học Đà Lạt, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, liên doanh liên kết, lãi ngân hàng… chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn thu. Số thu từ hoạt động của các trung tâm quá ít so với các trƣờng đại học tại các thành phố lớn khác, mức trích nộp trƣờng từ các trung tâm không đáng kể, chỉ đủ bù đắp chi phí của trƣờng cho các trung tâm về điện, nƣớc, trang thiết bị cơ sở vật chất…; ký túc xá không thu hút đƣợc sinh viên dù giá thu thấp; thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ không có.

-65-

Một khó khăn không nhỏ đối với nhà trƣờng khi đang thực hiện theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP chuyển tiếp sang thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP, đó là tâm lý muốn đƣợc nhận thu nhập tăng thêm ổn định hàng tháng của cán bộ viên chức. Theo Nghị định số 10, đơn vị có thể chi thu nhập tăng thêm cùng với việc chi lƣơng hàng tháng đã tạo nên một tâm lý đối với cán bộ viên chức về khoản thu nhập có tính chất ổn định hàng tháng. Vì vậy việc chuyển sang hình thức tạm chi thu nhập tăng thêm hàng quý dựa vào chênh lệch thu - chi quý trƣớc khiến đơn vị gặp không ít khó khăn trong việc thống nhất ý kiến và đƣa vào thành quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ. Bên cạnh đó vì nguồn thu học phí không đồng đều trong năm mà chủ yếu tập trung vào quý 2 và quý 4 hàng năm, vì vậy áp dụng tạm chi căn cứ vào chênh lệch thu - chi quý trƣớc dƣờng nhƣ không khả thi và khó áp dụng. Do hạn chế về nguồn thu sự nghiệp nên khả năng tài chính để đáp ứng phục vụ hoạt động của trƣờng nói chung và thu nhập của cán bộ nói riêng cũng bị ảnh hƣởng. Qua phân tích thực trạng cho thấy, mặc dù trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức nhƣng nhìn chung vẫn còn thấp và còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với giảng viên làm công tác giảng dạy. Đội ngũ giảng viên là những ngƣời có trình độ cao trong xã hội, phải tham gia giảng dạy với khối lƣợng giờ giảng lớn nhƣng thu nhập họ nhận đƣợc tƣơng đối thấp so với thu nhập của những ngƣời có cùng trình độ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hay khu vực có liên doanh với nƣớc ngoài. Tại trƣờng đang có hiện tƣợng sau khi đƣợc đi học tập đào tạo về, một số cán bộ, giảng viên xin chuyển công tác. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trƣờng đại học công lập hiện nay, gây khó khăn cho trƣờng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trƣờng trong tƣơng lai.

- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn ở mức thấp và hiệu quả chưa cao

Trong những năm vừa qua, nhà trƣờng đã quan tâm ƣu tiên đầu tƣ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học vẫn chủ yếu từ ngân sách cấp và có một phần nhỏ từ nguồn thu học phí. Nhà trƣờng chƣa thu hút đƣợc nguồn kinh phí đầu tƣ từ bên ngoài cho nghiên cứu khoa

-66- học.

Do hạn chế nguồn kinh phí nên hoạt động nghiên cứu khoa học của trƣờng hiện nay chƣa đƣợc đẩy mạnh, chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của trƣờng còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số kinh phí hoạt động. Bên cạnh đó các cán bộ trong

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính trong các trường đại học Công lập trường hợp trường Đại học Đà Lạt (Trang 66)