THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM
3.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ cải cách hành chính cho cán bộ, công chức và nhân dân
nhiệm vụ cải cách hành chính cho cán bộ, công chức và nhân dân
Cải cách hành chính là công cuộc mới mẻ, khó khăn phức tạp, cần có sự đồng thuận của tất cả mọi người, lãnh đạo, cán bộ, công chức và nhân dân. Công việc quan trọng hàng đầu là phải làm cho mọi người nhận thức rõ ý nghĩa của cải cách hành chính đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, mở rộng dân chủ, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, mặt khác cũng phải nhận thức được cải cách hành chính là công việc phức tạp, nhiều lực cản vì nó động chạm đến quyền lực và lợi ích của một bộ phận cán bộ có chức có quyền, lực cản còn do chính từ tâm lý, thói quen đã hình thành từ rất lâu trong cơ chế cũ. Vì vậy, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, công chức, trong tầng lớp nhân dân bằng các hình thức khác nhau: qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các trường của tỉnh: trường chính trị, đại học, cao đẳng, qua các Hội nghị tập huấn, qua các cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính và quan trọng là tuyên truyền về những đơn vị điển hình trong thực hiện cải cách hành chính, chẳng hạn như giảm bớt những thủ tục hành chính bất hợp lý, gương cán bộ, công chức tận tụy phục vụ người dân, có sáng kiến để tiết kiệm tài chính… công tác tuyên truyền, giáo dục cần thiết thực, cụ thể, tránh phô trương, hình thức, làm theo kiểu phong trào, tốn kém mà không hiệu quả, gây nhàm chán.
Đối tượng tuyên truyền, giáo dục, trước hết phải là những người có chức, có quyền, có trách nhiệm, vì họ là người tổ chức thực hiện cải cách
hành chính. Không nên quan niệm đơn giản việc tuyên truyền giáo dục chỉ dành cho cán bộ, công chức bình thường và người dân.
Cán bộ lãnh đạo không hiểu rõ, hiểu đúng, không thống nhất, không quyết tâm thì không thể tiến hành cải cách hành chính có kết quả ở đơn vị mình. Vì thế, cần có hình thức thích hợp để cán bộ, công chức là lãnh đạo học tập, nghiên cứu về cải cách hành chính, chẳng hạn đề nghị được bồi dưỡng ở trường Trung ương, tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm ở tỉnh bạn, ở nước ngoài…
Cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cần được tuyên truyền, giáo dục về cải cách hành chính vì họ là những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ cải cách hành chính.
Công tác tuyên truyền, giáo dục cũng cần sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì cải cách hành chính, xét đến cùng là nhằm phục vụ người dân được tốt hơn. Người dân hiểu được điều đó sẽ ủng hộ cải cách hành chính, tham gia tích cực vào cải cách hành chính bằng việc phát huy vai trò làm chủ của mình.