Những nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 50)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

2.3.Những nguyên nhân của hạn chế

Cải cách hành chính ở Hưng Yên đã đạt được những kết quả là cơ bản, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như đã trình bày tại phần 2.2 là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trước hết, cải cách hành chính là công việc mới mẻ, phức tạp, động

chạm đến những lĩnh vực nhạy cảm nhất, đó là quyền và lợi ích của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức. Những kết quả đạt được của công tác cải cách hành chính còn thấp so với đòi hỏi của cộng sống, nhu cầu của nhân dân, với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và cơ chế thị trường của tỉnh, của đất nước; tiến độ thực hiện cải cách hành chính còn chậm so với kế hoạch và chưa đồng bộ:

Thứ hai, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả

cán bộ, công chức là lãnh đạo về cải cách hành chính còn chưa thật đầy đủ.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục về cải cách hành chính còn hạn

chế, chưa tạo nên sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và trong nhân dân.

Thứ tư, sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với

công tác cải cách hành chính còn chưa sâu sát và chưa thật đúng mức. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở tỉnh cũng như các ngành, các cấp còn chưa tập trung, thiếu sự đồng bộ, thống nhất và quyết liệt, thậm chí có nơi khoán trắng cho cơ quan chuyên môn.

Thứ năm, việc thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động trong giải quyết

công việc giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất; trong một số lĩnh vực chưa phân định rõ trách nhiệm nên còn tồn tại sự chồng chéo về trách nhiệm cụ thể.

Thứ sáu, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức còn

học tập của từng đối tượng khác nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, trình độ chuyên môn, chuyên sâu, kỹ năng hành chính của cán bộ, công chức còn thấp. Trình độ hiểu biết và kỹ năng của cán bộ, công chức theo yêu cầu của nền hành chính mới chưa đáp ứng.

Thứ bảy, chưa có cơ chế gắn trách nhiệm thực hiện cải cách hành chính

với người đứng đầu các cơ quan, do đó tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức làm ảnh hưởng chung đến kết quả cải cách hành chính của tỉnh.

Thứ tám, việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong hoạt

động của các cơ quan nhà nước còn tồn tại một số điểm yếu như: Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất chưa đảm bảo; ở một số cơ quan, đơn vị niêm yết công khai thiếu đầy đủ, rõ ràng về trình tự giải quyết, thành phần hồ sơ cần thiết, phí, lệ phí trong thực hiện các thủ tục hành chính.

Thứ chín, kinh phí cho việc thực hiện cải cách hành chính còn hạn chế.

Việc hiện đại hoá nền hành chính, đặc biệt là hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị công sở, trụ sở làm việc các xã, phường, thị trấn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính; chưa có cơ chế huy động nhân dân tham gia vào công việc cải cách hành chính.

Đánh giá chung:

Qua 5 năm cải cách hành chính (2008-2013), tiếp nối của những năm trước đó, cải cách hành chính ở tỉnh Hưng Yên đã được triển khai trên phạm vi rộng, mức độ sâu hơn trên các nội dung của cải cách hành chính mà Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ đề ra. Đã khắc phục một phần những yếu kém về thể chế, giảm bớt được một số thủ tục hành chính không hợp lý, nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, phục vụ nhân dân tốt hơn, tăng cường thu hút đầu tư. Tổ chức bộ máy được điều chỉnh, khắc

phục một số điểm bất hợp lý, đội ngũ cán bộ, công chức có những chuyển biến về năng lực, trình độ, tài chính công bước đầu chuyển theo cơ chế mới.

Những chuyển biến đó góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững ổn định xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân.

Tuy vậy, kết quả cải cách hành chính mới chỉ là bước đầu, chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá làm chuyển biến bộ máy quản lý của tỉnh, tác phong, thói quen của cán bộ, công chức bị ảnh hưởng của cơ chế cũ đã lâu. Bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh và các cấp các ngành hoạt động hiệu quả còn thấp, đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi tình hình mới hiện nay, ngân sách nhà nước sử dụng chưa thật hiệu quả.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 50)