Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính từ tỉnh đến cấp huyện và cấp xã

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

3.3.5.Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính từ tỉnh đến cấp huyện và cấp xã

từ tỉnh đến cấp huyện và cấp xã

Cải cách hành chính đòi hỏi là một quá trình chủ động, tích cực, đòi hỏi phải có tư duy mới, phải có quyết tâm cao. Điều này đòi hỏi phải tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, đơn vị.

Trước hết, phải đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong từng tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, phải xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ cải cách hành chính.

Người đứng đầu các cơ quan hành chính dành thời gian, công sức, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính đề ra, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong toàn bộ hoạt động chỉ đạo điều hành của mình và chịu trách nhiệm về kết quả cải cách hành chính ở ngành, địa phương và cơ quan thuộc phạm vi quản lý. Phải lấy kết quả cải cách hành chính là thước đo năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý, là cơ sở để các cấp có thêm quyền đánh giá, đề bạt cán bộ, công chức.

Trong chỉ đạo, điều hành phải coi trọng việc thường xuyên rà soát, điều chỉnh chương trình kế hoạch sát với chương trình, kế hoạch của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân tỉnh và phù hợp với điều kiện, đặc điểm ở đơn vị.

Người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm tổ chức, quán triệt chủ trương của Đảng, và nhà nước về cải cách hành chính, được quy định tập trung ở Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa VII, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa X, Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ từ năm 2001 đến 2010 và từ năm từ 2011 – 2020.

Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện nội dung cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra công vụ và xử lý nghiêm sau thanh tra.

Nâng cao chất lượng theo dõi, đánh giá của cải cách hành chính ở các Bộ, Ngành, các huyện và cơ sở.

Tổ chức các kênh thông tin như đường dây nóng, tổ chức các hội nghị, đối thoại trực tiếp với dân, điều tra xã hội học… để thu nhận ý kiến của người dân, tổ chức về cải cách hành chính.

Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, đưa các hoạt động thực hiện cải cách hành chính vào nội

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)