Những kết quả đạt được * Về cải cách thể chế

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 44)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

2.2.1.Những kết quả đạt được * Về cải cách thể chế

* Về cải cách thể chế

Căn cứ vào Chương trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm của Chính phủ từ năm 2001- 2010 và năm 2011-2020, nội dung cải cách thể chế hành chính, Hưng Yên đã thực hiện các việc sau:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình thực tế của tỉnh, trong những năm qua Hưng Yên đã tập trung vào xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng vào khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của Hưng Yên để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhân dân.

Trong 5 năm, đã xây dựng ban hành hơn 3.000 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hơn 400 văn bản, còn lại do Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã ban hành. Các văn bản nói trên tập trung vào thực hiện chủ trương khuyến khích đổi mới cơ chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư, thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong đó việc ban hành các thể chế về kinh tế và hành chính đã được thực

hiện một cách đồng bộ, đáp ứng với các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và sự đổi với của Đảng, nhà nước ta trong từng giai đoạn phát triển.

Quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát hơn của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp đối với công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; của cấp uỷ và cơ quan nhà nước cấp trên nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND, phù hợp với tình hình, đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ chính trị tại địa phương; đã kịp thời ban hành một số quy định về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong lĩnh vực chưa được văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy định hoặc quy định chưa cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương;

Trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản ở địa phương đã từng bước đổi mới, thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, đã bám sát vào các quy định của pháp luật, trực tiếp là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên từ khâu tổ chức nghiên cứu, soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, lập hồ sơ trình đến trình tự xem xét, thông qua, ban hành, nhờ đó hầu hết các văn bản đều ban hành theo đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền.

- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật:

Cùng với việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, tỉnh cũng chú ý việc thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật

nhằm phát hiện kịp thời những văn bản lạc hậu, chồng chéo, mâu thuẫn. Từ năm 2008 đến năm 2013, toàn tỉnh đã rà soát trên 15.000 văn bản, trong đó có hơn 2.000 văn bản quy phạm pháp luật. Qua rà soát đã bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản có những nội dung lạc hậu, đã xác định gần 4.000 văn bản hết hiệu lực, trên 1.000 văn bản sai sót về thể thức.

- Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ; ngày 11/01/2013, UBND tỉnh đã ban hành, triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật, trong xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt.

* Về cải cách thủ tục hành chính

Đây là nội dung được xác định là khâu đột phá của cải cách thể chế hành chính tại Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính Hưng Yên tập trung vào lĩnh vực liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp phát và vay vốn, cấp giấy phép xây dựng, giải quyết khiếu kiện của nhân dân.

Thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/ 01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010 (gọi tắt là Đề án 30); Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thể, công khai, minh bạch nhằm thống kê rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngày 09/6/2007, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND về việc thực hiện Đề án 30.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổ công tác Chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, ngày 03/6/2008 UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số

1065/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 30 (gọi tắt là Tổ công tác); Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 20/11/2008 về việc ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác.

Trong 5 năm, tỉnh đã rà soát 1.834 thủ tục hành chính, trong đó có 1.521 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã; 313 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của một số đơn vị ngành dọc trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đơn giản hoá 284 mẫu đơn, mẫu từ khai, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính; sửa đổi, bãi bỏ: 136 thủ tục; thay thế: 63 thủ tục; điều chỉnh một số quy định về mức thu phí, lệ phí vượt quy định...Qua rà soát, đơn giản hoá có nhiều thủ tục hành chính ở các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, tài nguyên môi trường, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải…có kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 1/3 đến một nửa, giảm bớt thành phần hồ sơ. Đây là tiền đề cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước, góp phần tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện. Tính đến nay, có 16/19 đơn vị Sở, Ngành, 10 Ủy ban nhân dân cấp huyện, 161 xã đã áp dụng cơ chế “một cửa” để giải quyết các vụ, việc.

Nhìn chung, việc triển khai quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo các đơn vị một cách tích cực, kiên quyết. Qua đó thủ tục hành chính đã được đơn giản,

cụ thể, rõ ràng và công khai, minh bạch hơn; hồ sơ công việc của cá nhân, tổ chức được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn; đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được phân công phù hợp với công việc. Qua triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã đem lại niềm tin đối với cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh.

- Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tỉnh đã thành lập Phòng tiếp công dân. Sau khi được thành lập Phòng tiếp công dân đã bố trí cán bộ thường trực thường xuyên tại trụ sở để tiếp dân, đón nhận những phản ánh, yêu cầu thắc mắc của người dân, giải trình, ghi chép lại để báo cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết. Ngoài Phòng tiếp công dân, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành cũng có lịch tiếp công dân để tiếp nhận và giải quyết những yêu cầu, thắc mắc, khiếu kiện của dân. Ở các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác tiếp công dân”; một số huyện nơi triển khai các dự án thường xảy ra các khiếu kiện của dân về chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành tập trung giải quyết, không để xảy ra thành điểm nóng.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện chủ động cử cán bộ xuống cơ sở để tìm hiểu, nắm được ý kiến, nguyện vọng của người dân, tư vấn cho cơ sở giải quyết những vụ việc thẩm quyền của cơ sở, không để khiếu kiện vượt cấp, làm phức tạp tình hình.

Để thể chế đi vào cuộc sông và thực thi có kết quả, tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho các đối tượng bằng các hình thức khác nhau: báo, truyền thanh, truyền hình, tờ rơi, mở lớp tập huấn, tuyền truyền…

Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện, thành phố phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân cùng cấp tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật. Yêu cầu lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện đề cao trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện pháp luật.

* Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

Quán triệt yêu cầu, nội dung về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, từ năm 2008 đến 2013, Hưng Yên triển khai cải cách tổ chức bộ máy hành chính và đã đạt một số kết quả.

- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bộ phận chuyên môn trong bộ máy hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Theo đó, làm rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan hành chính với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp để tránh can thiệp sâu của các cơ quan hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bước đầu thực hiện việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, biên chế giữa khu vực hành chính với khu vực sự nghiệp công lập để điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, chuyển một số công việc sang đơn vị sự nghiệp thực hiện chuyển một số việc thuộc cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục cho các đơn vị sự nghiệp và nhân dân tham gia thực hiện.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, đầu tư cơ bản từ vốn, ngân sách nhà nước… giữa tỉnh với huyện và cấp xã.

- Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ- CP ngày 04/02/2008 của của Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định sắp xếp tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cấp huyện.

Sắp xếp, điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh, thành lập Ủy ban dân số - Gia đình và Trẻ em, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở thông tin và Truyền thông, điều chỉnh các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Sau khi tổ chức lại, tính đến năm 2013, Hưng Yên có 19 Sở, cơ quan ngang Sở trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (giảm 04 sở, ngành), tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn 12 phòng, ban (giảm 01 phòng, ban), với tổng số 120 phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tổ chức bộ máy của tỉnh qua nhiều lần sắp xếp đã gọn hơn về đầu mối, từng bước đi vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa VII và Chương trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm của Chính phủ, Hưng Yên đã tập trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, xem đây là một khâu quan trọng của cải cách hành chính.

Hưng Yên đã ban hành Đề án thu hút bác sỹ, dược sỹ (tốt nghiệp đại học chính quy) về tỉnh công tác, Đề án thu hút sinh viên có trình độ đại học chính quy về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn; đồng thời tỉnh chỉ đạo các Sở, Ngành, các huyện thực hiện nghiêm túc chế độ tuyển dụng công

chức theo quy định của pháp luật. Trong 5 năm, từ 2008 đến 2013, đã tuyển dụng và thu hút gần 6.000 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó chủ yếu làm việc khối hành chính - sự nghiệp công lập. Việc tuyển chọn được tiến hành công khai, dân chủ, tạo điều kiện thu hút những người có năng lực vào các cơ quan nhà nước.

Các ngành, các cấp đã tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch các chức danh, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tỉnh quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trong 5 năm đã cử hơn 100 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị tập trung, hơn 400 cán bộ đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị tại chức, hàng ngàn cán bộ được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, hàng trăm cán bộ được đi học tập, tham quan ở nước ngoài.

Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã đi vào nề nếp, các cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp được đưa vào máy tính theo chương trình thống nhất do Bộ Nội vụ xây dựng.

Lãnh đạo các ngành, các cấp coi trọng công tác kiểm tra cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức trách về giữ gìn phẩm chất. Kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật và thoái hóa, biến chất.

* Về cải cách tài chính công

Tỉnh thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ và điều hành ngân sách theo hướng linh hoạt, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước mà trọng tâm là đổi mới cơ chế cấp phát giải quyết các nhu cầu bức xúc để triển khai những công trình xây dựng cơ bản trọng điểm, các dự án; triển khai chính sách trợ giá, trợ cước, hỗ trợ những vùng khó khăn; trợ cấp hộ nghèo… Cải tiến hoạt động cấp phát ngân sách cho cấp dưới và các đơn vị dự toán.

Thực hiện nội dung phân cấp quản lý ngân sách như: phân cấp nguồn

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 44)