Thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách hành chính, kết hợp lồng ghép các hoạt động cải cách hành chính với các chương trình phát

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

3.3.4. Thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách hành chính, kết hợp lồng ghép các hoạt động cải cách hành chính với các chương trình phát

lồng ghép các hoạt động cải cách hành chính với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Nền hành chính nhà nước là một thể thống nhất gồm các yếu tố liên hệ với nhau trong một thể thống nhất: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và tài chính công. Vì thế, tiến hành cải cách hành chính phải được thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách hành chính như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa VII, và sau đó là Chương trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm từ 2001 đến 2010 của Chính phủ đã xác định.

Tuy nhiên, trong từng thời gian, hoàn cảnh khác nhau, phải xác định được nội dung trọng tâm, thậm chí một khâu nào đó trong một nội dung là trọng tâm. Chẳng hạn, sau khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII ban hành, Chính phủ ra Nghị quyết số 38 xác định cải cách thủ tục hành chính là một khâu đột phá. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ 11 tiếp tục nhấn mạnh phải đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính.

Đối với từng đơn vị có thể chọn một khâu hoặc một nội dung trọng tâm làm trọng tâm tùy theo tình hình cụ thể, nhưng trong giai đoạn hiện nay hai nội dung cải cách thể chế và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì có thể chế tốt, có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất tốt là vấn đề để xây dựng tổ chức bộ máy và chế độ tài chính công tốt. Hơn nữa, đối với các địa phương, trong cải cách tổ chức bộ máy vẫn phụ thuộc vào cải cách từ trung ương, về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu của các tổ chức hành chính, các cấp hành chính là do Quốc hội và do Chính phủ quy định. Chẳng hạn, quy định một tỉnh có 17 Sở, Ngành và tương đương thì một tỉnh nào đó không thể có cơ cấu tổ chức hơn 17, cấp huyện cũng tương đương như vậy.

Cải cách hành chính là một bộ phận của cải cách bộ máy nhà nước nói riêng, đổi mới đất nước nói chung, cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà

nước là nhằm phục vụ cải cách kinh tế, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng dân chủ, tăng cường hội nhập quốc tế. Vì thế, cải cách hành chính phải gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng… Các chương trình, nội dung cải cách hành chính cụ thể phải được lồng ghép cùng với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w