Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

2.1.Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên

của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Bắc liền kề với Thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, lại được phù sa màu mỡ bồi đắp bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc, tạo cho Hưng Yên những cánh đồng lúa, ngô, những đầm sen rộng lớn và những đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng, sen, mật ong…

Hưng Yên có đường quốc lộ 5A và 39 chạy qua, cùng với hai con sông lớn có hệ thống sông ngòi, thuận tiện cho lưu thông trong tỉnh và nối với các tỉnh bạn.

Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 923,09 km2 chiếm gần 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số có 1.151.640 người (tính đến 01/4/2013), mật độ dân số 1.243,6 người/ km2, thuộc tỉnh đất chật người đông. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 09 huyện, 161 đơn vị cấp xã).

Với điều kiện tự nhiên như vậy, Hưng Yên có thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp.

Hưng Yên là vùng đất nổi tiếng có truyền thống văn hiến lâu đời, Phố Hiến - Hưng Yên trước đây nổi tiếng là một trung tâm thương mại sầm uất,

chỉ sau kinh kỳ Thăng Long (thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến). Cùng với Phố Hiến, Hưng Yên có hàng ngàn di tích lịch sử, trong đó nhiều di tích lịch sử xếp hạng di tích quốc gia. Hưng Yên trong lịch sử có nhiều nhân vật nổi tiếng như Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Đoàn Thị Điểm, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật… Hiện đại, có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương… nhiều nhà văn, nhà thơ, tướng lĩnh có tên tuổi. Đặc biệt, có truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Tống Trân Cúc Hoa thuộc địa danh Hưng Yên… Nhờ đó, Hưng Yên có điều kiện để phát triển dịch vụ du lịch.

Được thành lập từ năm 1831 thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12, đến năm 1968 Hưng Yên được hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, đến năm 1997 được tách ra tái lập tỉnh. Trong thời kỳ sáp nhập trung tâm hành chính của tỉnh Hải Hưng ở thành phố Hải Dương, vì thế thành phố Hưng Yên không được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, bộ mặt của Hưng Yên không ngừng thay đổi, kinh tế liên tục tăng trưởng trên 11%/ năm, năm 2013 mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, nhưng GDP của Hưng Yên vẫn tăng 7,1%.

Hưng Yên là một tỉnh có công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn, tạo ra sản phẩm dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm. Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

Về xã hội, Hưng Yên có hệ thống giáo dục phát triển từ mầm non đến đại học, hàng năm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học tương đối cao. Các lĩnh vực khác như văn hóa, y tế, thể dục thể thao cũng khá phát triển.

Nhìn chung, kinh tế - xã hội Hưng Yên những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh nhìn chung phát triển

chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn ít, sản phẩm chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh còn thấp nhất là ở nước ngoài. Về mặt xã hội còn có những hạn chế, bất cập như chất lượng giáo dục, y tế, các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng.

Những đặc điểm trên đây cả mặt tích cực cũng như những hạn chế, bất cập đặt ra nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Hưng Yên phải tìm ra các giải pháp để phát huy thế mạnh, tháo gỡ khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập. Những đặc điểm đó cũng gắn với bối cảnh của Hưng Yên đang triển khai công cuộc cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)