Những hạn chế

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 44)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

2.2.2. Những hạn chế

* Về cải cách thể chế

Việc xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm so với yêu cầu quản lý kinh tế, xã hội, phục vụ nhân dân. Chất lượng một số thể chế chưa được tốt, một số văn bản còn thiếu tính khả thi. Một số ít văn bản ban

hành chưa đúng quy trình. Đặc biệt, quá trình chuẩn bị ra văn bản chưa có hình thức thích hợp để thu nhận được ý kiến đóng góp của nhân dân, các văn bản ban hành thường xuất phát từ ý chí của các cơ quan quản lý.

Công tác rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm chưa nhận thức đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật; hàng năm chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một số văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân không qua thẩm định, thẩm tra, tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp liên quan đến dự thảo văn bản, lập hồ sơ trình và trình tự xem xét, thông qua, ban hành. Việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật mới chú ý về mặt hình thức, chưa đi sâu xem xét phát hiện những lạc hậu, chồng chéo, mâu thuẫn các thể chế. Nhiều thủ tục vẫn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Tổ chức thực hiện thể chế vẫn là khâu có nhiều yếu kém, công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả chưa được chú ý đúng mức.

Công tác xây dựng thể chế phục vụ hoạt động xây dựng, kiểm tra văn bản chưa được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy, lực lượng cán bộ chuyên trách, cộng tác viên tham gia vào công tác này chưa được kiện toàn tương ứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Kinh phí, phương tiện, cơ sở dữ liệu, điều kiện phục vụ, hỗ trợ trực tiếp cho các nhiệm vụ trên tuy đã được đáp ứng một phần, song còn nhiều hạn chế, khó khăn, nhất là đối với công tác soạn thảo, thẩm định, tổ chức lấy ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa có kinh phí hỗ trợ hoạt động.

* Về cải cách thủ tục hành chính

Việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” vẫn còn mang tính hình thức, thủ tục giải quyết công việc vẫn cắt khúc bởi do

nhiều cơ quan giải quyết, chức năng còn chồng chéo nhau. Ở một số cơ quan, đơn vị niêm yết công khai thiếu đầy đủ, rõ ràng về trình tự giải quyết, thành phần hồ sơ cần thiết, phí, lệ phí trong thực hiện các thủ tục hành chính.

Ý thức trách nhiệm thi hành công vụ, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ công chức chưa cao, có một số năng lực hạn chế. Hệ quả là việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của người dân chưa thỏa đáng, để người dân phải đi lại nhiều, gây bức xúc.

* Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa thật rõ ràng, cụ thể: vẫn còn có sự chồng chéo về một số lĩnh vực. Việc rà soát chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan chưa tích cực, chưa mạnh mẽ nên việc thực hiện chủ trương “chuyển một số công việc và dịch vụ không cần thiết do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận” còn hạn chế. Bộ máy quản lý nói chung vẫn cồng kềnh, nhiều đầu mối, hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý xã hội và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phối hợp giữa các cơ quan còn hạn chế.

Tổ chức thực hiện chưa tốt các chủ trương, thể chế đã có về phân cấp quản lý giữa tỉnh với huyện, với xã còn nhiều việc chưa rõ ràng, cụ thể, thiếu gắn kết giữa trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, không tạo động lực cho hoạt động của cấp dưới, không đạt được mục tiêu đặt ra.

Việc thực hiện tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Chính phủ nhìn chung không đạt yêu cầu, không đạt chỉ tiêu giảm 15% như Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII xác định. Số liệu tổng hợp qua thực hiện của các sở, ngành, uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố cho thấy đến nay mới giảm được gần 400 người, ở một số ngành, cấp lại có xu hướng muốn thành lập đơn

vị mới, tăng thêm biên chế.

Tác phong, lề lối làm việc có chuyển biến nhưng vẫn chậm, vẫn còn tình trạng hội họp, giao ban, hội ý nhiều.

* Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Trong 5 năm qua, mặc dù Hưng Yên vẫn coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, song chất lượng và hiệu quả chưa cao. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chưa ngang tầm với nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một số cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính cũng như phong cách làm việc, tệ quan liêu, tham nhũng vẫn còn xảy ra. Tỉnh đang thiếu cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao.

Công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức chưa chặt chẽ, khoa học còn mang tính hình thức. Việc tuyển dụng mới công chức một số nơi còn hình thức, chưa đảm bảo công khai, dân chủ theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, chưa thu hút được người có năng lực, trình độ chuyên môn cao vào làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Công tác bổ nhiệm cán bộ còn mang tính khép kín.

Cơ chế quản lý cán bộ, công chức chưa đổi mới, một số nội dung thực hiện chưa triệt để theo quy định của Trung ương và của tỉnh. Chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức chưa hợp lý, chưa tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức phát huy khả năng, nâng cao trách nhiệm trong công việc. Chưa xác định và xây dựng được cơ cấu hợp lý cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện và cơ cấu công chức chính quyền cấp xã. Việc

thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000, Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/9/2003 và nhất là Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ còn chưa mạnh mẽ, một số đơn vị còn nể nang chưa kiên quyết tinh giản những người không đủ tiêu chuẩn.

Một số cơ quan, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chưa thường xuyên thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình cũng như việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm còn chưa thật sự nghiêm túc và chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm chưa được kịp thời, thiếu tính răn đe; đạo đức công vụ, thái độ phục vụ nhân dân của một số cán bộ, công chức còn yếu, chưa có sự chuyển biến tích cực.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức còn chậm đổi mới về nội dung, phương thức đào tạo chưa phù hợp với mục đích học tập của từng đối tượng khác nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay.

* Về cải cách tài chính công

Tuy đã triển khai Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/12/2006 của Chính phủ ở các đơn vị về áp dụng cơ chế khoán chi phí hành chính, nhưng tư tưởng bao cấp từ ngân sách còn nặng, nhiều đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực triển khai.

Việc thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và

thể thao còn chậm và lúng túng, có nơi còn nhận thức là tư nhân hóa hoặc khoán trắng cho doanh nghiệp và xã hội.

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc mua sắm tài sản công trong các cơ quan đơn vị nhà nước chưa thật chặt chẽ. Còn để xảy ra tình trạng mua sắm lãng phí, tiêu cực trong chi tiêu mua sắm.

* Về hiện đại hóa hành chính

Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh được quan tâm đáng kể, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chưa đồng bộ giữa con người và trang bị nên đạt hiệu quả thấp, một số cơ quan, đơn vị tuy đã xây dựng được mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet nhưng thông tin dữ liệu còn nghèo, do đó, việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý, lãnh đạo còn hạn chế.

Kinh phí cho việc thực hiện hiện đại hoá nền hành chính, đặc biệt là hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị công sở, trụ sở làm việc của các xã, phường, thị trấn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính.

* Về công tác chỉ đạo, điều hành

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cải cách hành chính nói chung ở tỉnh còn chưa liên tục, đồng bộ và thiếu kiên quyết. Một số đơn vị Ban chỉ đạo cải cách hành chính hoạt động không tích cực, thiếu nội dung, biện pháp cụ thể để thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả.

Việc tập huấn, hướng dẫn về cải cách hành chính ở một số đơn vị làm chưa tốt, chưa tích cực tuyên truyền vận động lực lượng cùng phối hợp tham gia thực hiện.

Bố trí nhân lực, kinh phí để thực hiện cải cách hành chính còn chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhìn chung, chưa tạo ra điểm đột phá về cải cách hành chính để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính trên phạm vi toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w