Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội với thực

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍN HỞ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM

3.3.2.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội với thực

giám sát của Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội với thực hiện cải cách hành chính

Cải cách hành chính là công việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tổ chức, trực tiếp động chạm đến lợi ích cục bộ của các đơn vị cũng như bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, đó là công việc đòi hỏi phải tốn công sức, trí tuệ, phải có kế hoạch và chủ động, kiên quyết thực hiện. Để thực hiện được công việc đó, phải có sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy Đảng. Việc lãnh đạo của các cấp ủy đảm bảo cải cách đi đúng hướng theo quan điểm, đường lối của Đảng, đảm bảo phát huy được sức mạnh và sự phối hợp của cả hệ thống chính trị mà Đảng là hạt nhân lãnh đạo.

Để phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo. Cấp ủy phải thường xuyên cụ thể hóa đường lối của Đảng, chủ trương của Chính phủ và của tỉnh về cải cách hành chính cho phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, của ngành. Mặt khác, các cấp ủy Đảng và các Đảng bộ phải thấy rõ cải cách hành chính là góp phần vào việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Vì thế, các cấp ủy cần dành nhiều thời gian, công sức cho việc lãnh đạo cải cách hành chính, thông qua việc kịp thời ban hành các Nghị quyết, tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, lãnh đạo các cơ quan nhà nước khác như Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân phối hợp và tham gia công cuộc cải cách hành chính. Đặc biệt, vai trò gương mẫu của Đảng viên trong các cơ quan hành chính có ý nghĩa rất quan trọng.

Hội đồng nhân dân - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng giám sát hoạt động của bộ máy và cán bộ, công chức hành chính. Vì thế, cải cách hành chính càng phải có sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân. Thông qua các kỳ họp, hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện cải cách hành chính ở địa phương xem có đúng đường lối của Đảng, pháp luật và văn bản của cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Cải cách hành chính có kết quả, thể hiện được vai trò của Hội đồng nhân dân và cũng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò to lớn trong việc giám sát cải cách hành chính, trong việc tập hợp các ý kiến của thành viên mỗi tổ chức cho cải cách hành chính và tuyên truyền, vận động các thành viên của tỉnh tích cực ủng hộ cải cách hành chính.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội cùng với sự nỗ lực của các tổ chức hành chính,

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính ở tỉnh hưng yên – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)