Đối với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 115)

5. Kết cấu luận văn

4.4.2. Đối với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế:

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung một số quy định của các văn bản quy phạm phạm pháp luật:

1/ Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ tài chính Thay thế Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010. Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hướng: Khuyến khích các DN, tổ chức, cá nhân chủ động lựa chọn sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn điện tử. Định hướng về lâu dài cơ bản các

DN sử dụng hình thức hóa đơn điện tử. Cơ quan thuế không nên tham gia vào công việc in ấn, phát hành hóa đơn mà nên tập trung vào công tác quản lý hóa đơn.

2/ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng: Nên quy định rộng hơn về đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: tại Khoản 2 Điều 10 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 có quy định:

“2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.”

Quy định này mặc dù khuyến khích việc nên thành lập doanh nghiệp để được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, nhưng với mô hình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường thì nên để cho các thành phần kinh tế được tự do vận hành bình đẳng theo định hướng của Nhà nước, nhưng phải tôn trọng, phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Vì vậy quan điểm của tác giả nên sửa như sau:

“2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên;

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh biết việc chấp thuận hay không chấp thuận Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ.”

3/ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ: Nên bổ sung thêm một mẫu biểu chung: Tờ khai thuế dành cho NNT mua hóa đơn lẻ, có như vậy thì mới đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, đơn giản, rễ hiểu, rễ làm mà vẫn bao hàm đầy đủ các sắc thuế cần khai, phù hợp với mọi đối tượng nộp thuế, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục giấy tờ. Đặc biệt là nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế.(Đảm bảo mục tiêu: Thu thuế thu cả lòng dân).

4/ Bổ sung Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Thông tư số 10 /2014/TT-BTC ngày 17 tháng 1 năm 2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn: Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng sai loại hóa đơn, viết hóa đơn không đúng ngành nghề, đồng thời nên quy định khi cùng một hành vi vi phạm thì chỉ bị xử lý thống nhất ở một văn bản pháp quy.

5/ Tổng cục thuế sớm hoàn thiện phần mềm ứng dụng quản lý hoá đơn; đồng thời bổ sung những quy định chi tiết cho việc triển khai hóa đơn điện tử, kiểm soát chặt chẽ quá trình tạo, lập và phát hành hoá đơn của người nộp thuế; hỗ trợ hiệu quả cho công tác đối chiếu, xác minh hoá đơn để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Tạo sự tiện lợi cho các doanh nghiệp tự tra cứu, kiểm soát được hoá đơn thật hay giả, đồng thời giúp cho cơ quan thuế quản lý ngày càng tốt hơn hoá đơn.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý hoá đơn tại bộ phận “Một cửa” thuộc Đội Tuyên truyền và hỗ trợ NNT của Chi cục thuế Vĩnh Yên, bản thân tác giả luôn ý thức: Công tác quản lý hoá đơn có vị trí vô cùng quan trọng, quản lý tốt hoá đơn chính là cơ sở cho sự thành công của các Luật thuế đồng thời làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, chống thất thu thuế hiệu quả. Cho nên trong những năm qua tác giả luôn chú trọng quan tâm đến công tác quản lý hoá đơn của Chi cục thuế thành phố Vĩnh yên, một mặt phát hiện và ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu có thể xẩy ra vi phạm trong sử dụng hoá đơn, không để xẩy ra hiện tượng để người sử dụng hoá đơn lạm dụng hoá đơn để hoạt động phạm pháp. Mặt khác nắm bắt kịp thời những thông tin, vướng mắc từ phía người sử dụng hoá đơn và cộng đồng xã hội phản ánh, để có các đề án sáng kiến linh hoạt trong công tác quản lý hoá đơn, đồng thời tham gia kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoá đơn cho phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế mở và thông lệ Quốc tế. Trong khuôn khổ Luận văn “Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc” có phần sáng kiến “Đơn giản hoá thủ tục hành hành chính trong mẫu biểu kê khai thuế bán hoá đơn lẻ” của tác giả đã được Hội đồng khoa học Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên phê duyệt, cho áp dụng trên địa bàn thành phố từ năm 2010, cho đến nay, tác giả xét thấy sau một thời gian sửa đổi, bổ sung, thay thế, với rất nhiều chính sách, văn bản pháp quy về hoá đơn ngày càng được hoàn thiện phục vụ cho công tác quản lý hoá đơn. Tuy nhiên tác giả thấy những chính sách mới sửa đổi, bổ sung, thay thế(trong Luận văn tác giả đã nêu) vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần kiến nghị hoàn thiện.

Tác giả hy vọng rằng: Từ thực tế, sau khi nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa đơn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên; chỉ ra những

kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý hóa đơn đối với doanh nghiệp và các tổ chức, hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn do Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên trực tiếp quản lý. Nếu đề tài nghiên cứu được áp dụng sẽ mang lại những hiệu quả lớn cho công tác quản lý hóa đơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính (http://www.mof.gov.vn);

2. Cổng thông tin điện tử Tổng Cục Thuế(http://www.tct.gov.vn; http://www.gdt.gov.vn);

3. Cổng thông tin khởi nghiệp (http://\www.khoinghiep.info).

4. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

6. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

7. Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; 8. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; 9. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; 10. Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

11. Luật số 31/2013/QH13 ngày ngày 19 tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT;

12. Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

13. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

14. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn;

15. Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

16. Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính;

17. Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ 1. Thông tin chung

1.1. Tên tổ chức: ... 1.2. Ngày thành lập: …..../.../... 1.6. Mã số thuế: ... 1.3. Giấy phép ĐKKD số:...Ngày cấp:……/….../ ....

2. Thông tin liên hệ

2.1. Địa chỉ trụ sở chính: ... 2.2. Điện thoại:………..2.3.Fax: ... 2.4. Email:……….2.5. Website (nếu có): ... 2.6. Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên: ... - Di động: ... - Email: ...

3. Lĩnh vực kinh doanh

Kinh doanh thương mại dịch vụ Kinh doanh công nghiệp& Xây lắp Kinh doanh khác

4. Loại hình

Công ty cổ phần, chi nhánh Công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhân HTX

1. Anh/chị vui lòng cho biết sự nhận thức về chế độ hóa đơn đối với doanh nghiệp Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp 1. Số người hiểu về nghị định 51

2. Số người hiểu về thông tư hướng dẫn hóa đơn

3. Số người hiểu về các loại hóa đơn 4. Số người hiểu tầm quan trọng của hóa đơn

5. Số người tham gia tập huấn tuyên truyền về hóa đơn của cơ quan thuế 6. Số người tham gia tập huấn chế độ hóa đơn qua phương tiện khác

7. Ý kiến về tầm quan trọng của hóa đơn 7.1. Không quan trọng

7.2. Chỉ quan trọng với cơ quan thuế 7.3. Quan trọng đối với doanh nghiệp 7.4.Rất quan trọng

8.Quan tâm đến những nội dung chủ yếu trong hóa đơn

8.1. Không quan tâm đến nội dung chủ yếu trong hóa đơn

2. Xin anh/chị cho biết về sự theo dõi quản lý, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp

1.Giám đốc quan tâm đến hóa đơn 2.Kế toán quan tâm đến hóa đơn 3.Người bán hàng quan tâm đến hóa đơn 4.Ai quản lý hóa đơn của DN

4.1. Giám đốc 4.2. Kế toán

4.3. Người bán hàng 5. Ai kiểm tra viết hóa đơn 5.1. Giám đốc

5.2. Kế toán 5.3. Người bán

6. Khi hóa đơn viết sai 6.1. Tự hủy

6.2.Tự xé bỏ đi

7.Làm theo chế độ hóa đơn quy định 8.Ý kiến về chế độ hóa đơn

8.1. Dễ hiểu, dễ thực hiện 8.2. Khó hiểu, khó thực hiện

3. Anh/chị vui lòng cho biết về sự phù hợp đối với công tác tập huấn hóa đơn (n=30) Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp

1.Tập huấn về hóa đơn cho cho khách hàng

2. Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về hóa đơn cho

3. Thông tin hổ trợ từ Website ngành thuế cho khách hàng

4. Cung cấp phần mềm hổ trợ về kê khai hóa đơn cho khách hàng 5. Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức thuế đối với khách hàng

6. Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuế

4. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của anh/chị về sự phù hợp đối với với công tác kiểm tra hóa đơn(n=30)

Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp

1.Thủ tục thông báo quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp

2. Kiểm tra theo đúng nội dung quyết định 3. Xử lý vi phạm các quy định về thuế

4. Đánh giá thái độ cán bộ thuế khi đến kiểm tra

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ THUẾ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁN BỘ ĐƢỢC KHẢO SÁT

Họ và tên: ... Nam/nữ: ……. .. Tuổi: ... Trình độ chuyên môn: Trung cấp Cao đẳng Đại học Chức vụ: ... Địa chỉ cơ quan:. ...

II. THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

1. Ý kiến đánh giá của anh/chị về sự phù hợp của công tác tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp(n=12) Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp

1.Tập huấn, đối thoại về quản lý hóa đơn 2.Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về hóa đơn

3. Thông tin hổ trợ từ Website ngành thuế 4. Cung cấp phần mềm hổ trợ về kê khai hóa đơn

5. Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức thuế đối với doanh nghiệp

6 . Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuế

2. Ý kiến đánh giá của anh/chị về sự phù hợp đối với những quy định về quản lý hóa đơncủa cơ quan thuế(n=12)

Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Trung bình Phù hợp Rất phù hợp

1.Về thủ tục mua hoá đơn,

2.Về các loại hoá đơn thu mua

3. Về công tác xác minh hoá đơn

4.Về chế độ báo cáo sử dụng hoá đơn

5. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng một

loại hóa đơn

6.Quy định về kích thước của hóa đơn 7.Quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm in hóa đơn

8.Quy định về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

9.Quy định về sử dụng hóa đơn tự in 10.Quy định về việc sử lý hóa đơn bất hợp pháp.

Phụ lục 3

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ,

CÁC TỔ CHỨC KHÁC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ

1. Thông tin chung

1.1. Tên tổ chức: ... 1.2. Ngày thành lập: …..../.../... 1.6. Mã số thuế: ... 1.3. Giấy phép ĐKKD số:...Ngày cấp:……/….../ ....

2. Thông tin liên hệ

2.1. Địa chỉ trụ sở chính: ... 2.2. Điện thoại:………..2.3.Fax: ... 2.4. Email:……….2.5. Website (nếu có): ... 2.6. Thủ trưởng/Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên: ... - Di động: ... - Email: ... 3. Lĩnh vực làm việc Hành chính, sự nghiệp Tổ chức Đảng, đoàn thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 115)