Quy định thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34 - 115)

5. Kết cấu luận văn

1.3.19.Quy định thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7; quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.

Ngoài ra, quy định: Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hoá đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hoá đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hoá đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử dụng, tổng số xoá bỏ, mất, huỷ và phải đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bảo cung cấp được số liệu hoá đơn chi tiết (từ số…đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu.

(Nguồn:Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ).

1.4. Kinh nghiệm về quản lý hóa đơn của một số nƣớc trên thế giới và trong nƣớc

1.4.1. Kinh nghiệm Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, từ trước năm 2004, tỷ lệ thanh toán qua thẻ tín dụng rất thấp, người tiêu dùng cá nhân chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, gây nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc tìm ra dấu vết sai phạm và kiểm tra các hoạt động mua, bán hàng hóa. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan thuế quốc gia đã nghiên cứu và triển khai áp dụng hệ thống hóa đơn tiền mặt và từ tháng 7/2007, Hàn Quốc quy định bắt buộc phải đăng nhập vào hệ thống đối với những giao dịch bằng tiền mặt trị giá từ 5.000 Won (tiền Hàn Quốc) trở lên. Để hỗ trợ cho việc triển khai hệ thống hóa đơn tiền mặt, cơ quan thuế Hàn Quốc có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia và người tiêu dùng lấy hoá đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, các chủ hàng không phải mất chi phí mua thiết bị phát hành hóa đơn tiền mặt, cơ quan thuế sẽ cung cấp miễn phí cho chủ hàng thiết bị thanh toán và gắn vào đó một con chíp điện tử kết nối với cơ quan quản lý. Khi tham gia vào hệ thống này, các chủ hàng phát hành hóa đơn tiền mặt được giảm 1% trên tổng số thuế GTGT phải nộp tương ứng với doanh số của hóa đơn tiền mặt, được giảm trừ cả thuế TNCN nếu đáp ứng thêm một số điều kiện khác. Những tổ chức, cá nhân kinh doanh từ chối lắp đặt thiết bị phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hành hóa đơn tiền mặt đều được đưa vào danh sách “rủi ro” để cơ quan thuế theo dõi, giám sát. Người tiêu dùng tham gia vào hệ thống cũng sẽ được trừ vào thu nhập tính thuế, nếu có hóa đơn vượt trên một khoản tiền nhất định. Hệ thống sẽ tự động đưa người mua hàng có hóa đơn bán lẻ vào hệ thống quay xổ số hóa đơn tiền mặt. Tổng giá trị giải thưởng xổ số hóa đơn của Cơ quan thuế Hàn Quốc lên tới 5,86 triệu USD/năm. Đối với trung tâm quản lý hệ thống hóa đơn tiền mặt, được hưởng 18,42 USD khi có một thiết bị xuất hóa đơn được cài đặt và hoạt động, được giảm thuế 2,3 cent/ hóa đơn và 1,62 cent cho một hóa đơn xuất qua mạng. Chính vì vậy, Cơ quan thuế Hàn Quốc đã cơ bản kiểm soát tốt được việc tiêu dùng cá nhân thông qua sử dụng tiền mặt, giảm thiểu được việc gian lận thuế, gây thất thoát NSNN.

Để triển khai hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế Hàn Quốc (NTS) có bộ máy chuyên trách quản lý thuế đối với TMĐT thuộc Vụ Thuế TNCN với nhiệm vụ chính là tập trung quản lý đối với các giao dịch TMĐT B2C (giữa DN và khách hàng) và C2C (giữa khách hàng với nhau). Đây cũng là hai hình thức giao dịch TMĐT khá phổ biến tại Việt Nam vốn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, trước tiên nội dung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) cần tập trung giải quyết các vấn đề về thi hành quyền đánh thuế theo quốc gia. Bởi vì, mỗi quốc gia đều bị giới hạn bởi biên giới và có một hệ thống pháp luật về thuế riêng, trong khi đó, TMĐT là giao dịch trong không gian ảo, biến cả thế giới trở thành một thị trường lớn. Chính vì vậy, việc phân định quyền đánh thuế giữa các quốc gia là rất cấp bách. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu, cần có tiêu chí để xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, hợp tác giữa các quốc gia để tránh những xung đột với các nước khác trên thế giới cũng như tránh đánh thuế trùng đối với các giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch qua internet. Do giao dịch bằng hình thức TMĐT là loại hình dịch vụ mới với nhiều loại hình kinh doanh được hình thành như các nhà trung gian ảo; các siêu thị ảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính; các trang web trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet. Theo đó, với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau. Vì vậy, nếu coi đó là thu nhập từ kinh doanh để đánh thuế thì cần quy định rõ về các loại thu nhập trong các giao dịch liên quan đến các sản phẩm số (phần mềm, file nhạc, phim, hình ảnh,...), giao dịch mua bán tài sản ảo, tiền ảo trong trò chơi trực tuyến. Đối với việc nhập khẩu dịch vụ thông qua việc tải dữ liệu từ internet, cơ quan thuế có thể đánh thuế thông qua việc nộp thay (đơn vị tiêu dùng nộp thuế thay cho các tổ chức cung cấp dịch vụ ở nước ngoài).Ngoài ra, đối với TMĐT cần quản lý nguồn thu theo từng lĩnh vực, trong đó cần tăng cường quản lý thu đối với các lĩnh vực phức tạp, các loại hình mới như thị trường mở, thương mại qua mạng xã hội (social commerce), quán cà phê internet (internet cafe), trang thông tin mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng (app store), các trang cá nhân có tầm ảnh hưởng rộng…Hiện nay, với ưu tiên kiểm soát những giao dịch B2C bao gồm giao dịch qua thị trường mở, giao dịch qua mạng xã hội, trang mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng (app store), power blog…, Phòng quản lý các nguồn thu từ TMĐT tập trung phân tích các đặc điểm của các loại hình giao dịch này để phát hiện các phương thức trốn thuế, sau đó, cơ quan thuế sẽ phối hợp với trung tâm chống trốn thuế công nghệ cao để thực hiện điều tra thuế. Đối với giao dịch C2C hiện nay cũng đang là vấn đề khó đối với cơ quan thuế Hàn Quốc, bởi giá trị và số lượng giao dịch loại hình này càng ngày tăng mạnh, nhất là những giao dịch liên quan đến trò chơi điện tử, bán hàng trên mạng, trong khi nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ có hệ thống máy chủ nằm ở ngoài lãnh thổ Hàn Quốc. Đối với các máy chủ ở trong nước thì bên cạnh hệ thống tin học tiên tiến, Hàn Quốc có thuận lợi là cơ quan thuế có chức năng điều tra,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ được cơ quan lập pháp luôn ủng hộ khi cần, do đó việc kiểm tra, giám sát tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, theo cơ quan thuế Hàn Quốc, nếu tập trung quản lý thuế đối với lĩnh vực C2C thì cần đặc biệt quan tâm, tính toán đến hiệu quả công tác quản lý, bởi chi phí bỏ ra trên mỗi đồng thuế thu được là rất cao. Cơ quan thuế sẽ nắm bắt và thu thập từ máy chủ cơ sở dữ liệu các giao dịch TMĐT bao gồm tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như thông tin người sử dụng, thực tế mua bán sản phẩm, thông tin liên quan đến thanh toán thẻ tín dụng, hàng tồn, nội dung chuyển hàng... Quy trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT được áp dụng đồng nhất như với các DN kinh doanh các loại hình thương mại khác. Trong quá trình điều tra thuế đối với giao dịch TMĐT, Tổng cục Thuế Hàn Quốc được hỗ trợ đắc lực bởi những cán bộ công nghệ thông tin trong việc nắm bắt, thu thập dữ liệu điện toán, sử dụng phương pháp điều tra tội phạm kỹ thuật số; phục hồi các tệp tin bị xóa trong máy tính công, đọc các file đặt mã, thu thập email; thu thập cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý kế toán, cơ sở dữ liệu kinh doanh và phân tích sự thay đổi của dữ liệu (dữ liệu đăng nhập theo từng hội viên, dữ liệu mua bán trực tuyến; những thông tin về cơ sở dữ liệu liên quan đến máy chủ, trang chủ như đặt trước, bán và thanh toán điện tử). Chính việc thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác quản lý thuế TMĐT đã góp phần xây dựng nền tảng để thực thi chính sách thuế chặt chẽ, công bằng và minh bạch, qua đó phòng ngừa trốn thuế hiệu quả, đồng thời tạo thuận tiện cho người nộp thuế nhờ các dịch vụ đa dạng.

Những kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cho ta thấy, ở Việt Nam ta hiện nay cũng giống như nước bạn mười năm trước: người tiêu dùng cá nhân chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, gây nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc tìm ra dấu vết sai phạm và kiểm tra các hoạt động mua, bán hàng hóa, hiện tại chúng ta đang hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt, việc này đã được cụ thể hóa bằng luật thuế GTGT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và Luật thuế TNDN: Các khoản thanh toán có tổng giá trị trên hóa đơn mua hàng từ hai mươi triệu đồng trở lên, đều phải được thanh toán qua Ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí tính thuế TNDN. Những kinh nghiệm quý báu này sẽ là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể đưa ra những lộ trình cần thiết, liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và triển khai các giải pháp quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT.

(Nguồn: Tham khảo bài viết: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: Kinh nghiệm của Hàn Quốc- Được đăng ngày Thứ hai, 07 Tháng 10 2013;

09:15 -Tác giả Trung Kiên- Thuế nhà nước online-Tài liệu khảo sát của Tổng cục Thuế)

1.4.2. Kinh nghiệm Đài Loan

Từ năm 2000, Bộ Tài chính Đài Loan đã lên kế hoạch thúc đẩy việc tạo, lập hóa đơn trực tuyến bằng cách cho phép DN được tạo, lập hóa đơn điện tử trong các giao dịch kinh doanh giữa DN với nhau (B2B). Sau đó từ năm 2005, các DN được phép tạo, lập hóa đơn điện tử cho các khách hàng là các cá nhân (B2C). Đến năm 2009, có 27 siêu thị và cửa hàng bán lẻ lớn nhất Đài Loan bắt đầu triển khai hóa đơn trực tuyến, thay vì phát hành hóa đơn giấy như trước đây. Cùng với việc triển khai hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính Đài Loan đã tiến hành quay xổ số hóa đơn tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ, định kỳ 2 tháng một lần với giải thưởng từ 200 Đài tệ tới 10 triệu Đài tệ (tương đương 7 USD tới 350.000 USD). Các hóa đơn mua hàng đều được số hóa và truyền vào Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính để quay thưởng. Người tiêu dùng có thể kiểm tra các thông tin mua hàng của mình tại cửa hàng bán lẻ, siêu thị sau 2 ngày kể từ ngày mua hàng. Máy tính tại trung tâm dữ liệu sẽ tự động thông báo người trúng thưởng, thêm vào đó, tiền thưởng có thể được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người trúng thưởng, nếu họ cung cấp giấy chứng nhận số và có số tài khoản trong hệ thống tích hợp của Bộ Tài chính. Để tạo thuận lợi hơn trong việc lấy hóa đơn, từ tháng 7/2012, người mua hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ở Đài Loan sẽ được cấp một mã vạch từ hệ thống tích hợp của Bộ Tài chính, thông qua đó có thể nhận hóa đơn điện tử từ 100 cửa hàng của trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính. Người dùng mã vạch này có thể nhận xác nhận mua hàng thông qua email, tin nhắn.

Những giải pháp này đã đem lại những kết quả rất tích cực. Theo công bố của Bộ Tài chính Đài Loan, đến năm 2011 các DN của Đài Loan đã tạo, lập hơn 700 triệu hóa đơn điện tử, trong đó có 100 triệu hóa đơn điện tử được lập bởi siêu thị và các cửa hàng bán lẻ. Lượng hóa đơn này tương đương với lượng giấy được làm từ khoảng 80 nghìn cây gỗ, giảm phát thải ra môi trường 3.200 tấn carbon. Theo ước tính năm 2013, thông qua sự phát triển của hóa đơn điện tử và xổ số hóa đơn, Đài Loan sẽ tiết kiệm được khoảng 7,4 tỷ Đài tệ (khoảng 233 triệu USD).

Ở Việt Nam, với thói quen sử dụng hóa đơn giấy từ nhiều năm nay, nên khi chuyển sang hình thức điện tử chắc chắn DN sẽ có nhiều bỡ ngỡ, thậm chí chưa sẵn sàng. Với kinh nghiệm của Đài Loan, ngành thuế đang tích cực có giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ ban đầu cho DN: Hóa đơn điện tử chỉ phát huy ưu điểm khi được đông đảo cộng đồng DN tham gia hưởng ứng. Chính vì vậy, ngành thuế đang gấp rút triển khai các biện pháp tuyên truyền về những lợi ích của hóa đơn điện tử đến cộng đồng DN. Cơ quan thuế sẽ đổi mới cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ, tổ chức các lớp tập huấn, giúp DN hiểu và chủ động tham gia đăng ký thực hiện hóa đơn điện tử. Ngoài ra, lựa chọn các đơn vị tham gia thực hiện thí điểm hóa đơn điện tử, các đơn vị này sẽ được cơ quan thuế hỗ trợ về kỹ thuật và giải đáp ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang hình thức điện tử sẽ không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh, nhưng với kinh nghiệm triển khai thành công nhiều dự án lớn trước đây như cấp mã số thuế TNCN, kê khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, có thể tin tưởng rằng việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ thành công.

(Nguồn: Tham khảo bài viết: Quay số hoá đơn có thưởng –Kinh nghiệm quốc tế-Được đăng ngày Thứ ba, 15 Tháng 10 2013; 09:29 Thuế nhà nước online-

Tác giả Trung Kiên- Tài liệu khảo sát của Tổng cục Thuế)

1.4.3. Kinh nghiệm trong nước

1.4.3.1. Kinh nghiệm Tổng cục Thuế

Trong những năm gần đây, Tổng cục Thuế đã coi quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác. Tổng cục đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quản lý hóa đơn của cơ quan thuế các cấp. Đặc biệt, ngành Thuế đã đẩy mạnh hoạt động đối chiếu hóa đơn giữa cơ quan thuế các địa phương và chú trọng kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34 - 115)