5. Kết cấu luận văn
1.4.3 Kinh nghiệm trong nước
1.4.3.1. Kinh nghiệm Tổng cục Thuế
Trong những năm gần đây, Tổng cục Thuế đã coi quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác. Tổng cục đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quản lý hóa đơn của cơ quan thuế các cấp. Đặc biệt, ngành Thuế đã đẩy mạnh hoạt động đối chiếu hóa đơn giữa cơ quan thuế các địa phương và chú trọng kiểm tra hóa đơn chứng từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Hiện nay, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các địa phương tổng kết công tác quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hóa đơn. Mặc dù chưa có số liệu tổng hợp toàn quốc về các hành vi sai phạm về hóa đơn, song từ báo cáo của các quan thuế địa phương cho thấy, ngành Thuế đã đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết và đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý hóa đơn. Cụ thể như sau:
Tại Cục thuế TP. Hà Nội: Năm 2012 đã xử phạt 1.338 vi phạm về hóa đơn với số tiền phạt là 6.649 triệu đồng.
Tại Cục thuế Long An: Trong 7 tháng đầu năm 2013 đã thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất các DN có dấu hiệu mua bán hóa đơn tại 3 huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Qua kiểm tra đã xác định và thông báo toàn Ngành 69 DN thành lập để nhận, xuất hóa đơn nhưng không có hàng hóa. Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đã kịp thời ngăn chặn hành vi nhận xuất hóa đơn khống nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong kết quả truy thu hàng nghìn tỷ đồng tiền trốn thuế mỗi năm qua thanh tra, kiểm tra thuế những năm gần đây của ngành Thuế, có một tỷ lệ không nhỏ là từ việc phát hiện DN sử dụng hóa đơn mua của DN “ma”, hóa đơn mua khống để hạch toán tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và tăng chi phí được trừ tính thuế TNDN.
Đặc biệt, trong kết quả truy thu hàng nghìn tỷ đồng tiền trốn thuế mỗi năm qua thanh tra, kiểm tra thuế những năm gần đây của ngành Thuế, có một tỷ lệ không nhỏ là từ việc phát hiện DN sử dụng hóa đơn mua của DN “ma”, hóa đơn mua khống để hạch toán tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và tăng chi phí được trừ tính thuế TNDN. Điều này có được là do một số cơ quan thuế địa phương đã dựa trên thông báo của Tổng cục Thuế để xây dựng phần mềm rà soát hóa đơn bất hợp pháp, khi có bản mềm bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào được chuyển dữ liệu vào phần mềm này là phát hiện ngay được hóa đơn bất hợp pháp. Tuy nhiên, rất tiếc ngành Thuế chưa thống kê đầy đủ các số tiền thuế truy thu được do phát hiện hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Ngoài ra, ngành Thuế đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm về khác về hóa đơn như: lập hoá đơn không đúng với thực tế của hoạt động mua bán; lập hoá đơn khống để trừ nợ; sử dụng hoá đơn quay vòng, hoá đơn chưa đăng ký phát hành để vận chuyển trên đường...
(Nguồn: Tham khảo bài viết của PGS., TS. Lê Xuân Trường - Học viện Tài chính - Tạp chí Tài chính hồi 10:51:00 ngày 26/09/2013)
1.4.3.1. Kinh nghiệm thành phố Hà nội
Cục Thuế Hà Nội xác định, công tác thanh, kiểm tra là xương sống của công tác thuế nên thường xuyên đề cao thực hiện. Thanh, kiểm tra nhằm giúp NNT và cả định hướng cho cán bộ thuế thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật về thuế và những quy định trong việc quản lý thu, nộp thuế; đồng thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm cũng như giúp NNT nâng cao ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thức tuân thủ pháp luật thuế. Đặc biệt công tác quản lý, sử dụng hoá đơn tài chính thuế.
Thời gian qua, đại bộ phận NNT trên địa bàn Hà Nội đều chấp hành nghiêm chế độ in, phát hành, quản lý sử dụng hoá đơn. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và hộ kinh doanh đã có hành vi vi phạm quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Nhất là mua, bán hoá đơn bất hợp pháp, lập hoá đơn khống, tạo điều kiện cho NNT khác tính chi phí, kê khai thuế, khấu trừ, giảm số thuế phải nộp và hoàn thuế. Đặc biệt, lợi dụng việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với thủ tục đơn giản nên một số doanh nghiệp thành lập nhưng không sản xuất kinh doanh mà chỉ mua, bán hoá đơn để kiếm lời rồi bỏ trốn...Những vi phạm của NNT nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát NSNN, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh và quá trình phát triển, uy tín của cộng đồng doanh nghiệp.
Để việc quản lý có hiệu quả hơn, ngăn chặn các vi phạm về hoá đơn, Cục Thuế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt quy trình thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở NNT, kết hợp với việc kiểm tra việc tạo lập, phát hành, sử dụng hoá đơn. Căn cứ vào từng trường hợp vi phạm cụ thể về hoá đơn, Cục Thuế đã xử lý kịp thời; đồng thời nắm bắt tình hình quản lý và giám sát các hành vi gian lận về hóa đơn trong toàn ngành. Năm 2012, Cục Thuế đã gửi 10.200 phiếu xác minh hóa đơn, gồm 28.444 số; kết quả trả lời xác minh 7.570 phiếu, chiếm 74,21% số phiếu gửi đi.
Qua xác minh hóa đơn và thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT, phát hiện 786 số hóa đơn có vi phạm, truy thu thuế GTGT là 1.198 triệu đồng, thuế TNDN là 1.658 triệu đồng và xử phạt hành vi trốn thuế 646 triệu đồng, xử phạt hành chính 369 triệu đồng. Cục Thuế nhận được 72 công văn của các ngành, Cục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thuế các tỉnh bạn và nội bộ Ngành. Qua rà soát xử lý vi phạm hóa đơn GTGT: kiểm tra xử lý hóa đơn không còn giá trị sử dụng; hóa đơn doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh; doanh nghiệp không còn tồn tại…đã xử lý truy thu và xử phạt 3.578 triệu đồng.
Những năm qua, công tác quản lý, sử dụng hóa đơn đã được đi vào nề nếp. Công tác xử lý vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp đã có tính răn đe và tác dụng đáng kể, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, hạn chế việc mua, bán hoá đơn khống trên thị trường và cơ bản đã giảm thiểu được tình trạng thành lập doanh nghiệp “ma” để kinh doanh hoá đơn; các hành vi phạm tội chiếm đoạt tiền thuế GTGT đã được hạn chế; Cơ quan thuế và Công an đã phối hợp điều tra tội phạm về hóa đơn, xử lý nghiêm lợi dụng hoá đơn để trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế đã được hạn chế; môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng, quản lý hoá đơn và quản lý thuế đã đi vào nề nếp hơn.
(Nguồn: Tham khảo bài viết của D.Ngọc - Tạp chí Tài chính ngày 30/7/2013)