5. Kết cấu luận văn
1.6. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình quản lý hoá đơn cho thấy: dữ liệu báo cáo của Ngành thuế, tính liên kết chưa cao (chỉ có bản cứng) và thiếu các chỉ tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cụ thể nên việc xử lý vi phạm hóa đơn còn chậm vì phải tra cứu và gửi xác minh nhiều lần mới có đủ thông tin; báo cáo về quản lý sử dụng, xử lý hóa đơn của một số đơn vị chưa được chú trọng nên việc trả lời xác minh hóa đơn chưa được kịp thời; các văn bản về chế tài xử lý hóa đơn chưa cụ thể vì vi phạm rất đa dạng và phức tạp; vi phạm trong sử dụng hoá đơn là một trong những vi phạm trốn thuế phổ biến nhất hiện nay do hành lang pháp lý trong lĩnh vực này chưa hoàn thiện. Cơ quan thuế không có chức năng điều tra, do đó không đủ căn cứ để xác định việc mua, bán hàng của những hóa đơn là có thật hay không nên việc xử lý còn thiếu tính đồng bộ. NNT nghỉ kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa bàn ngày càng nhiều nhưng thông tin của các Cục Thuế khác gửi xác minh không có các file mềm nên việc cập nhật thông tin, tra cứu của NNT còn hoạt động hay không hoặc hóa đơn không có giá trị để gửi các đơn vị biết và xử lý gặp rất nhiều khó khăn; một số phiếu trả lời kết quả xác minh hóa đơn rất chung chung nên việc xử lý vi phạm của NNT kéo dài...Các cơ quan chức năng phối kết hợp với Cơ quan Thuế, khi trả lời kết quả xác minh hóa đơn còn kéo dài thời gian…Những vi phạm của NNT nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát NSNN, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh và quá trình phát triển, uy tín của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Quy định này nhằm tránh việc doanh nghiệp lợi dụng “lỗ hổng” của Nghị định 51 để gian lận trong kê khai hoàn thuế, gian lận thuế, thời gian có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-3-2014.
Mặc dù các quy định pháp luật về quản lý hóa đơn thời gian qua đã được hoàn thiện đáng kể, tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cho công tác quản lý hóa đơn của ngành Thuế, song vẫn còn những điểm bất hợp lý cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Cụ thể là:
- Đối tượng tự in hoặc tự đặt in quá rộng. Thông tư 153/2010/TT- BTC quy định chỉ bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho DN siêu nhỏ và DN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và một số ít đối tượng khác, còn các DN thì phải tự đặt in hóa đơn hoặc nếu đủ điều kiện thì sử dụng hóa đơn tự in. Thông tư 64/2013/TT-BTC thay thế Thông tư 153/2010/TT- BTC tiếp tục mở rộng đối tượng tự đặt in hoặc tự in hóa đơn. Theo đó, DN siêu nhỏ và DN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn cũng phải tự đặt in hoặc tự in hóa đơn, cơ quan thuế không bán hóa đơn cho các DN này nữa. Quy định này có mặt tích cực là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người nộp thuế và nó đặc biệt tốt cho các DN sử dụng số lượng lớn hóa đơn lớn. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với DN sử dụng ít hóa đơn, vì như vậy, giá thành hóa đơn sẽ rất cao do quy luật tính kinh tế theo quy mô. Thêm vào đó, với đối tượng được tự đặt in hóa đơn rộng mà không có những điều kiện chặt chẽ để kiểm soát thì nguy cơ xuất hiện hành vi sử dụng hóa đơn giả là khá cao.
Những gian lận về hóa đơn thời gian qua cho thấy, các DN gian lận trước đó đều đã có những biểu hiện bất thường nhưng thông tin không được cập nhật, phân tích và xử lý kịp thời. Bởi vậy, việc giám sát của cơ quan thuế phải đảm bảo để có một hệ thống thông tin tốt nhất về người nộp thuế.
- Chưa quy định cụ thể phương thức thông báo thông tin về hóa đơn hợp pháp được sử dụng để người nộp thuế dễ dàng tiếp cận. Quy định pháp luật hiện hành về hóa đơn có yêu cầu người nộp thuế phải gửi thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế và dán thông báo phát hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cũng như hóa đơn mẫu tại trụ ở DN. Tuy vậy, trên thực tế, các DN chủ yếu tuân thủ được yêu cầu thông báo phát hành và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế, còn việc thông báo tại trụ sở DN còn chưa tuân thủ đầy đủ. Hơn nữa, trong trường hợp DN cố tình sử dụng hóa đơn giả vẫn dán thông báo công khai tại trụ sở của mình thì những người đến mua hàng không có cơ sở để phát hiện ngay được. Trong khi đó, nguồn thông tin xác nhận từ cơ quan thuế thì lại chưa kịp thời, chưa đầy đủ và khó tiếp cận.
Quy định về xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn chưa bao quát hết các vi phạm cần xử lý. Cụ thể là:
- Chưa có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng sai loại hóa đơn. Chẳng hạn như theo quy định thì DN xuất khẩu hàng hóa phải sử dụng hóa đơn xuất khẩu. Nếu DN sử dụng hóa đơn GTGT khi xuất khẩu hàng hóa là không đúng quy định, nhưng Nghị định 51/2010/NĐ-CP lại chưa có quy định trong trường hợp này xử phạt như thế nào.
- Hiện nay, đã có quy định về xử phạt trong trường hợp DN không thông báo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập. Tuy vậy, nếu không phải mất mà bị hỏng do những nguyên nhân khách quan (nhưng chưa mất) mà không thông báo cơ quan thuế thì chưa có quy định xử phạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu
Có 5 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, cụ thể là:
1) Hệ thống chính sách quản lý hóa đơn hiện nay như thế nào?
2) Tình hình quản lý in, phát hành, sử dụng hóa đơn của chi cục thuế Vĩnh Yên hiện nay ra sao?
3) Tình hình thực hiện chế độ hóa đơn tại các doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn hiện nay ra sao?
4) Nhận thức của cộng đồng về hóa đơn hiện nay ra sao?
5) Giải pháp chủ yếu nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa đơn trên địa bàn?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thực hiện các nội dung nghiên cứu như: chính sách pháp lý về quản lý hóa đơn chứng từ; tình hình quản lý hóa đơn của cơ quan thuế. Tài liệu tác giả sử dụng là các hệ thống văn bản pháp quy về quản lý hóa đơn chứng từ của Nhà nước ban hành; kết quả kiểm tra, xử lý của cơ quan thuế về hóa đơn của Chi cục Thuế thành phố. Tài liệu cơ bản về tình hình thành phố Vĩnh Yên được đăng trên các tài liệu niên giám thống kê, báo cáo phát triển kinh tế của thành phố Vĩnh Yên từ năm 2011 -2013
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Là các thông tin chưa được công bố trên tài liệu nào, kết quả thông tin này nhằm chứng minh những phân tích của tác giả về tình hình quản lý hóa đơn tại thành phố Vĩnh Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhiều đối tượng có liên quan đến công tác quản lý hóa đơn, vì vậy đề tài chia làm 2 nhóm chính như sau:
Nhóm quản lý thuế ( n=12) là cán bộ của Chi cục thuế Thành phố vĩnh Yên. Nội dung phỏng vấn phục vụ cho việc chứng minh thực trạng công tác quản lý hóa đơn của Chi cục thuế Vĩnh Yên. Nguyên nhân và giải pháp nhằm quản lý hóa đơn hiệu quả. Công cụ dùng chủ yếu để thu thập thông tin là phỏng vấn cá nhân, nghiên cứu tham dự thông qua các cuộc họp với doanh nghiệp, họp chuyên môn của ngành.
Nhóm doanh nghiệp phát hành và sử dụng hóa đơn( n=30) bao gồm một số doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế Vĩnh Yên quản lý có sử dụng hóa đơn. Công cụ dùng khảo sát là phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân thông qua phiếu điều tra. Nội dung phỏng vấn tập trung vào khảo sát tình hình nhận thức về hóa đơn tự in, đặt in, tình hình sử dụng, báo cáo hóa đơn, tình hình quản lý hóa đơn của Nhà nước; những đề xuất của khối doanh nghiệp về hóa đơn và quản lý hóa đơn.
Nhóm người tiêu dùng là các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác( n=30). Công cụ dùng khảo sát là phỏng vấn cá nhân thông qua phiếu điều tra. Nội dung phỏng vấn tập trung vào khảo sát tình hình nhận thức về hóa đơn tự in, đặt in, tình hình sử dụng, báo cáo hóa đơn, tình hình quản lý hóa đơn của Nhà nước.
Nhóm người tiêu dùng là người dân( n=30). Công cụ dùng khảo sát là phỏng vấn cá nhân thông qua phiếu điều tra. Nội dung phỏng vấn tập trung vào khảo sát tình hình nhận thức về hóa đơn tự in, đặt in, tình hình sử dụng, báo cáo hóa đơn, tình hình quản lý hóa đơn của Nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Phương pháp khảo sát cụ thể
Sơ đồ 2.1. Phương pháp khảo sát về công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.3. Phương pháp xử lý tổng hợp thông tin
Xử lý và tổng hợp thông tin trên bảng tính Excel là chính
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê như phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, liên hoàn; Phương pháp tỷ lệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Nhóm phỏng vấn Nội dung phỏng vấn chủ yếu Chỉ tiêu nghiên cứu
Thông tin cơ bản chung
Ngành thuế, Chi cục thuế Vĩnh Yên
Số lượng nhân viên
Số cán bộ hiểu về nội dung kiểm tra quản lý hóa đơn/tổng số Nhóm cán bộ quản lý thuế Hệ thống ban hành chính sách và thực hiện chính sách hóa đơn
Tình hình quản lý thuế thông qua hóa đơn
Kết quả kiểm tra thực hiện chế độ hóa đơn đối với các DN
Số lượng các cuộc tuyên truyền chính sách hóa đơn đối với DN
Số DN thông báo sử dụng hóa đơn/tổng số DN
Số DN viết hỏng hóa đơn/ tổng số DN Số DN hủy hóa đơn/ Tổng số DN
Số hóa đơn phát hiện sai bị phạt/tổng số DN
Số hóa đơn khống/tổng số DN
Số hóa đơn viết sai ngành nghề kd/tổng số DN
Số tiền nộp phạt về hóa đơn/ tổng số tiền nộp phạt của luật thuế
Nhóm doanh nghiệp
Nhận thức về hóa đơn tự tin, đặt in, thực hiện chế độ hóa đơn tự in. Đề xuất về quản lý sử dụng hóa đơn Số chủ DN đã đọc và hiểu về chính sách hóa đơn
Số DN không rõ nội dung trong hóa đơn/tổng số DN khảo sát
Số DN không thông báo sử dụng hóa đơn/tổng số DN
Số DN hủy hóa đơn/ tổng số DN Ý kiến của DN về chính sách hóa đơn Những khó khăn của DN khi sử dụng hóa đơn
Nhóm cơ quan tổ chức
Nhận thức về hóa đơn Nhận biêt về hóa đơn DN Khó khăn khi thực hiện chế độ hóa đơn khi mua hàng
Đề xuât về công tác quản lý sử dụng hóa đơn
Số hiểu biêt chính sách QL hóa đơn/ tổng số Ý kiến về khó khăn khi thực hiện mua hàng và lấy hóa đơn
Đề xuất về công tác quản lý hóa đơn
Nhóm người tiêu dùng
Nhận thức về hóa đơn Nhận biêt về hóa đơn DN Khó khăn khi thực hiện chế độ hóa đơn khi mua hàng Đề xuât về công tác quản lý sử dụng hóa đơn
Số hiểu biêt chính sách QL hóa đơn/ tổng số Ý kiến về khó khăn khi thực hiện mua hàng và lấy hóa đơn
Đề xuất về công tác quản lý hóa đơn Nhóm DN tạo
và in hóa đơn
Doanh nghiệp tạo và in hóa đơn
Hiểu biết về chính sách
Tình hình in hóa đơn trong thời gian qua Đề xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CHI CỤC THUẾ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Tình hình cơ bản của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của Tỉnh Vĩnh Phúc, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội, trung tâm thương mại-dịch vụ-du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh và vùng xung quanh. Nằm ở toạ độ 100035’- 105030’ về độ Bắc và 21015’- 21022’ kinh độ Đông, tiếp giáp với huyện Bình Xuyên, Tam đảo, Yên Lạc, Tam Dương. Cách thủ đô Hà Nội 55 Km, có 9 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 02 xã, là đầu mối giao thông cấp vùng quan trọng, có quốc lộ 2 chạy qua và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là đô thị vệ tinh quan trọng của thủ đô Hà Nội, có vị trí quốc phòng quan trọng. Diện tích 50,80 km2, dân số 122.568 người, mật độ dân số 2.413 người/km2, dân tộc chủ yếu là người kinh. Vĩnh Yên được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1899 đến nay đã hơn 100 năm. Đây cũng là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de Tassigny: (Trận Vĩnh Yên - tháng 1 năm 1951). Theo lộ trình quy hoạch giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Yên sẽ trở thành đô thị loại 2.
3.1.2. Tình hình các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh yên
3.1.2.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Hiện nay, thành phố có 1.326 doanh nghiệp và có trên 30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công nghiệp Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập bình quân 900.000 đồng/tháng. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thành phố, đang được tập trung đầu tư vào các dự án lớn như: Khu dịch vụ Trại ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu du lịch Bắc đầm Vạc, Khu vui chơi giải trí Sông Hồng Thủ Đô, Khu Quảng trường, trung tâm thương mại Coopmatr, BIC, Siêu thị điện máy HC…
3.1.2.2.Tình hình phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Hiện nay thành phố có 1.290 hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán, dịch vụ. Kinh doanh chủ yếu trên các đường phố cổ địa phường Ngô Quyền, Đống Đa, ngoài ra còn tập trung buôn bán tại chợ Đồng Tâm, đầu mối vào thành phố, chợ Liên Bảo, Phường Khai quang...
3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên qua 3 năm
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh yên qua 3 năm
ĐVT:%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dịch vụ 42,8 46,26 48,16