Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73 - 80)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Những mặt hạn chế

Mặc dù Chi cục luôn chú trọng, quan tâm đến công tác quản lý hoá đơn, cải cách thủ tục hành chính thuế, quản lý thuế, cùng tích cực tham gia ý kiến sửa bổ sung các quy định pháp luật về quản lý hóa đơn, cho nên trong thời gian qua các chính sách về thuế, hoá đơn đã được hoàn thiện đáng kể, tạo ra hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ và minh bạch hơn cho công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn của ngành Thuế, song quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn nảy sinh những điểm bất hợp lý cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, cụ thể là:

- Đối tượng tự in hoặc đặt in quá rộng.

Thông tư 153/2010/TT-BTC quy định chỉ bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho DN siêu nhỏ và DN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và một số ít đối tượng khác, còn các DN thì phải tự đặt in hóa đơn hoặc nếu đủ điều kiện thì sử dụng hóa đơn tự in. Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch vụ, Thông tư 64/2013/TT-BTC thay thế Thông tư 153/2010/TT-BTC tiếp tục mở rộng đối tượng tự đặt in hoặc tự in hóa đơn. Theo đó, DN siêu nhỏ và DN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn cũng phải tự đặt in hoặc tự in hóa đơn, cơ quan thuế không bán hóa đơn cho các DN này nữa. Quy định này có mặt tích cực là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người nộp thuế và nó đặc biệt tốt cho các DN sử dụng số lượng lớn hóa đơn lớn. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với DN sử dụng ít hóa đơn, vì như vậy, giá thành hóa đơn sẽ rất cao do quy luật tính kinh tế theo quy mô. Thêm vào đó, với đối tượng được tự đặt in hóa đơn rộng mà không có những điều kiện chặt chẽ để kiểm soát hoặc cơ quan thuế không thanh tra, kiểm tra thường xuyên thì nguy cơ xuất hiện hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là khá cao.

- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014: Quy định cá nhân kinh doanh không được tự in, đặt in hóa đơn mà phải mua hóa đơn do Cơ quan thuế phát hành: Theo quan điểm của tác giả thì Quy định này chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài nên giao quyền của Doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tự chủ động lựa chọn hình thức hoá đơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, để giảm tải công việc trong in ấn theo dõi hoá đơn, Cơ quan thuế nên tập trung vào công tác quản lý hoá đơn không nên tham gia vào việc in ấn hóa đơn.

- Theo quy định của Điều 11 Luật số 31/2013/QH13 ngày ngày 19 tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT: “Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ”

phải nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Vì quy định mới này được áp dụng từ 01/01/2014 nêu có rất nhiều Doanh nghiệp, hợp tác xã đã không gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Thời gian chậm nhất là ngày 31/12/2013, sau đó có Công văn 624/TCT-CS ngày 28/02/2014 của Tổng cục Thuế gia hạn đăng ký đến 15/03/2014) nên sau ngày này cơ quan thuế đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chuyển toàn bộ số DN, HTX đang thực hiện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ sang hình thức nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Việc này có rất nhiều DN đang sử dụng hoá đơn GTGT nay phải huỷ bỏ để chuyển sang sử dụng hoá đơn bán hàng. Quy định này đã gây rất nhiều phản ứng từ phía người nộp thuế, đồng thời làm cho cơ quan quản lý thuế có nhiều lúng túng trong việc: Xử lý số thuế còn được khấu trừ của DN, nộp muộn mẫu đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ(mẫu 06/GTGT), thủ tục huỷ hoá đơn GTGT, in hoá đơn trực tiếp, đặc biệt là những cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn.

- Những gian lận về hóa đơn thời gian qua cho thấy, các DN gian lận trước đó đều đã có những biểu hiện bất thường nhưng thông tin không được cập nhật, phân tích và xử lý kịp thời. Việc giám sát của cơ quan thuế chưa đảm bảo để có một hệ thống thông tin tốt nhất về người nộp thuế.

- Quy định về xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn chưa bao quát hết các vi phạm cần xử lý. Cụ thể là:

+ Chưa có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng sai loại hóa đơn. Chẳng hạn như theo quy định thì DN xuất khẩu hàng hóa phải sử dụng hóa đơn xuất khẩu. Nếu DN sử dụng hóa đơn GTGT khi xuất khẩu hàng hóa là không đúng quy định, nhưng Nghị định 51/2010/NĐ-CP lại chưa có quy định trong trường hợp này xử phạt như thế nào.

Hiện nay, đã có quy định về xử phạt trong trường hợp DN không thông báo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập. Tuy vậy, nếu không phải mất mà bị hỏng do những nguyên nhân khách quan (nhưng chưa mất) mà không thông báo cơ quan thuế thì chưa có quy định xử phạt.

- Cùng một lỗi vi phạm về mất hoá đơn nhưng lại xử lý theo các chế tài văn bản pháp quy khác nhau: Như quy định tại điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ định của Chính phủ số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hoá đơn: “4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.”

Nếu theo quy định này thì chỉ phạt ở Khoản này đối với những hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được. Còn trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn trong thời gian lưu trữ “trừ liên giao cho khách hàng” thì lại xử phạt theo pháp luật kế toán. Hiện tại là xử lý theo Điểm c Khoản 1 Điều 12 quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013, thay thế Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004; Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán: “Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

...

c) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ.”

Như vậy, Nghị định của Chính phủ số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hoá đơn chỉ quy định xử phạt hành vi làm mất các liên hóa đơn không phải là liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giao cho người mua, nếu người bán hàng mất liên giao cho khách hàng thì không có chế tài để xử lý. Chỉ có chế tài xử lý người mua hàng khi mất liên giao cho người mua theo quy định tại “Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.”

- Chưa có quy định xử lý vi phạm hoá đơn đối với hành vi: Người bán viết sai ngành nghề đã đăng ký kinh doanh: Chẳng hạn như DN đang kinh doanh thương mại, không có ngành nghề kinh doanh dịch vụ bể bơi, Karaoke, cho thuê nhà...nhưng hoá đơn viết cho người mua lại có cả những ngành nghề trên.

- Chưa có công cụ hữu hiệu để giúp người nộp thuế nhận biết hóa đơn bất hợp pháp: Trước khi Nghị định 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, phần lớn người nộp thuế sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát hành thì việc nhận diện hóa đơn hợp pháp đơn giản hơn. Kể từ năm 2011 đến nay, khi phần lớn người nộp thuế tự in hoặc tự đặt in hóa đơn thì có rất nhiều vấn đề. Họ cần xác định khi mua hàng hóa, dịch vụ của một DN nào đó thì hóa đơn đó có hợp pháp được sử dụng hay không. Đó là các vấn đề như: Mẫu hóa đơn, sự tuân thủ về các điều kiện thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn hết giá trị sử dụng… Mặc dù theo quy định thì DN phải có thông báo phát hành hóa đơn gửi cho cơ quan thuế và phải dán thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu tại trụ sở DN, song việc tuân thủ quy định chưa đầy đủ. Thêm vào đó, ngay cả khi DN có dán thông báo phát hành và mẫu hóa đơn tại trụ sở thì với người mua cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chưa dám đảm bảo đó không phải là hóa đơn giả. Mặc dù đã có quy định

“Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hoá đơn của tổ chức, hộ, cá nhân phát hành, tổ chức xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát hành hoá đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hoá đơn đã thông báo phát hành của tổ chức, hộ, cá nhân”, song cho đến nay trên chuyên mục hóa đơn của Tổng cục Thuế mới chỉ có các văn bản pháp luật về hóa đơn và phần mềm nhập hóa đơn tồn mà chưa có thông tin về phát hành hóa đơn của người nộp thuế. Việc kiểm tra xem tình trạng hoạt động của người nộp thuế chỉ cho biết người nộp thuế đó đang hoạt động hay đã ngừng hoạt động (có đóng hoặc không đóng mã số thuế) mà không cho biết ngừng từ khi nào… Điều này dẫn đến một khoảng trống để các DN kinh doanh không nghiêm chỉnh, lợi dụng và một số DN khác dù có mua hàng hóa thật sự nhưng lại lấy phải hóa đơn bất hợp pháp mà không biết.

- Có những DN do lỗi không gửi hồ sơ khai thuế hay báo cáo sử dụng hoá đơn, sau khi cơ quan thuế xác minh tình trạng hoạt động của DN, thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đã bị đóng cửa mã số thuế tạm thời(Trạng thái 03) lúc này đồng thời số hoá đơn còn lại sẽ bị cơ quan thuế thông báo trên Website không còn giá trị sử dụng, nếu DN vẫn tiếp tục sử hoá đơn thì sẽ vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

- Chưa áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào đối chiếu, xác minh hóa đơn: Mặc dù công nghệ thông tin đã được ứng dụng khá rộng rãi trong quản lý hóa đơn nói riêng, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng phần mềm QAC, phần mềm soát hóa đơn bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc đối chiếu hóa đơn không phải là những hóa đơn của DN bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động không làm thủ tục đóng mã số thuế vẫn đang được thực hiện thủ công bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cách gửi công văn xác minh. Rõ ràng, trong bối cảnh có ngày càng nhiều DN sử dụng hóa đơn đặt in hoặc hóa đơn tự in với số lượng vô cùng lớn thì việc đối chiếu thủ công chỉ như “muối bỏ bể”. Đây là một thách thức lớn trong công tác quản lý hóa đơn hiện nay.

- Lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý, sử dụng hoá đơn, có một số doanh nghiệp, chủ yếu là DN nhỏ, mới thành lập, mua hàng thông đồng với người bán hàng để mua hoá đơn khống chỉ, nâng giá hàng cao hơn thực tế, lập hoá đơn khống (không có hàng hoá) để trốn thuế, để được khấu trừ, hoàn thuế, hợp lý hoá các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh toán tài chính trong các doanh nghiệp, các cơ quan thụ hưởng NSNN. Những doanh nghiệp kinh doanh thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật: doanh thu tăng đột biến, kinh doanh đất, đá, cát, sỏi, nông, lâm sản, xây dựng, mua, bán, sử dụng HĐ bất hợp pháp, không kê khai thuế, bỏ địa chỉ kinh doanh: năm 2013 Chi cục thuế Vĩnh Yên đã đóng cửa mã số thuế hơn 300 đối tượng này; mặt khác do thói quen của người tiêu dùng, khi mua hàng hoá không lấy hoá đơn, việc này đã vô ý tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế.

- Do số lượng DN ngày càng nhiều, lực lượng cán bộ công chức thuế mỏng nên số cuộc kiểm tra hoá đơn còn quá khiêm tốn, số cuộc kiểm tra chủ yếu kiểm tra theo sự vụ, chưa có các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên (Bảng 3.8), chưa phát hiện hiện tượng bán hàng khống, bán hàng không xuất hoá đơn, in hóa đơn giả… Thời gian kiểm tra và thời gian xét hoàn thuế lại ngắn, nên cơ quan thuế không đủ sức thẩm tra toàn bộ chứng từ cũng như lai lịch của các bên có liên quan. Điều này dễ gây ra những sai sót không chủ ý và xảy ra những sai lệch khi hoàn thuế.

(Nguồn: Tham khảo bài viết: Tăng cường quản lý hóa đơn, góp phần đấu tranh chống gian lận thuế của PGS., TS. Lê Xuân Trường - Học viện Tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)