NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN QUẢNG TRỊ
3.2.2. Các biện pháp về hoạt động tín dụng
Trong khi hoạt động huy động vốn của Chi nhánh luơn đạt tốc độ tăng trưởng tốt thì hoạt động tín dụng lại chưa mang lại hiệu quả cao. Điều này khơng những ảnh hưởng đến thu nhập của đơn vị mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích của Tỉnh nhà. Chính vì vậy, để nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng cĩ thể xem xét một số giải pháp sau:
- Thực hiện phân loại, lựa chọn khách hàng, dự án cĩ hiệu quả để đầu tư theo định hướng ưu tiên cho khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thực hiện cho vay khép kín, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao thị phần của NHNo.
- Xây dựng và đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt nhằm giữ chân khách hàng cũ, khách hàng cĩ quan hệ làm ăn tốt với Chi nhánh, đồng thời cĩ thể thu hút thêm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
- Triển khai những phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như cho vay đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức thấu chi..Đây chính là những kênh rất hiệu quả giúp đơn vị tăng dư nợ cho vay. Đặc biệt với hình thức cho vay hợp vốn, chi nhánh sẽ cĩ cơ hội tham gia vào dự án lớn nhằm chia sẻ rủi ro cũng như học hỏi kinh nghiệm về quản lý dự án.
- Mở rộng cho vay qua tổ Hội Nơng dân, hội Phụ nữ theo Nghị quyết liên tịch số 2308, Nghị quyết số 02…
- Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ. Hiện nay trên địa bàn cĩ rất nhiều doanh nghiệp cĩ nhu cầu vay vốn nhưng chưa vay được do vướng mắc trong các thủ tục vay vốn. Vì vậy, ngồi việc đa dạng các hình thức cho vay thì Chi nhánh nên tìm cách đơn giản hố các thủ tục cho vay, tạo điều kiện cho những khách hàng đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngân hàng nhanh chĩng cĩ vốn để sử dụng.
Bên cạnh thu nhập được tạo ra từ hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng cũng là một vấn đề được các nhà quản trị rất quan tâm. Căn cứ tình hình thực tế tại đơn
vị, tơi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cĩ thể giúp Chi nhánh phịng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
- Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học và luơn tuân thủ quy trình đĩ trong quá tình tổ chức thực hiện. Việc coi trọng quy tình và thể lệ cho vay là cơ sở quan trọng của việc thu hồi nợ, đảm bảo lành mạnh về vốn đầu tư và sinh lời cho ngân hàng.
- Khâu thẩm định dự án cho vay cần phải được tiến hành thực chất hơn. Việc thẩm định phải bao gồm cả hiệu quả dự án đầu tư, khả năng tiêu thụ hoặc đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Ngồi ra, uy tín của dự án, của khách hàng, năng lực tự chủ dự án…cũng là những yếu tố khơng thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay.
- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Sau khi cho vay Chi nhánh cần tiếp tục theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng cĩ đúng mục đích và quản lý vốn vay đầu tư cĩ chặt chẽ và hiệu quả hay chưa, từ đĩ cĩ những biện pháp xử lý kịp thời, tránh dẫn tới tình trạng mất vốn.
- Thường xuyên phân tích và xử lý nợ quá hạn: Ngồi những nguyên nhân chủ quan, cũng cĩ những nguyên nhân khách quan khác dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh tốn của khách hàng vay vốn. Chính vì vậy tuỳ theo từng nguyên nhân mà Chi nhánh cĩ những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khĩ khăn cho khách hàng, tạo điều kiện để ngân hàng thu được vốn vay. Đối với khách hàng cĩ dư nợ lớn, các doanh nghiệp, định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng cán bộ tín dụng phải trực tiếp làm việc để nắm bắt và xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc nảy sinh (nếu cĩ).
Riêng đối với những khoản nợ quá hạn mà khách hàng khơng cĩ lý do chính đáng thì phải kiên quyết chuyển sang nợ quá hạn và cĩ những biện pháp xử lý thích đáng.
- Phải khơng ngừng nâng cao trình độ và phẩm chất cho cán bộ tín dụng. Việc thẩm định một dự án cho vay phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực của cán bộ tín dụng, bởi nếu đánh giá sai đối tượng khách hàng vay vốn thì cĩ thể làm giảm những khách hàng cĩ mối quan hệ tốt với ngân hàng hoặc ngân hàng khơng cĩ khả năng thu hồi nợ khi đã cho vay. Vì vậy, đơn vị cần thường xuyên tổ chức
các khố đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên mơn cho các cán bộ tín dụng để hoạt động tín dụng cĩ hiệu quả hơn. Bên cạnh đĩ phải cĩ những biện pháp đề phịng trường hợp thơng đồng giữa cán bộ cho vay và khách hàng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của đơn vị chẳng hạn như định kỳ thay đổi địa bàn phụ trách cho vay của các cán bộ hoặc thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra nội bộ…