Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị (Trang 34 - 37)

Phân tích tình hình biến động tài sản

Bảng 3 cho thấy tài sản của đơn vị năm 2008 tăng 202 tỷ đồng hay 11,11% so với năm 2007, nguyên nhân là do tăng khoản mục dự trữ, cho vay, tài sản (TSCĐ, tài sản khác). Năm 2009 tổng tài sản tăng mạnh lên 784 tỷ đồng tức tăng 38,80%. Điều này cĩ được là do năm 2009 tất cả các khoản mục tài sản đều tăng, trong đĩ dự trữ và cho vay tăng nhiều nhất, ảnh hưởng lớn đến tổng tài sản.

Để thấy rõ hơn biến động của tài sản qua của Chi nhánh 3 năm ta đi sâu phân tích biến động từng khoản mục tài sản.

- Cho vay: Đây là hoạt động kinh doanh chính và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Trong 3 năm qua hoạt động này đã tăng trưởng khá tốt. Năm 2008 mức cho vay tăng hơn 515 tỷ đồng hay 37,13%, sang năm 2009 khoản mục này tăng lên 731 tỷ tức 38,39% so với năm 2008.

- Đầu tư: Hoạt động đầu tư chủ yếu ở đơn vị là mua chứng khốn của Chính phủ. Chi nhánh khơng chú trọng khoản mục này để tìm kiếm lợi nhuận mà chỉ là thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Việc mua chứng khốn tuỳ thuộc vào đợt phát hành, nên năm 2008 khoản mục này bằng 0.

- Dự trữ: Qua bảng 3 ta thấy khoản mục này tăng trưởng đáng kể qua 3 năm. Năm 2008 tăng lên 10 tỷ hay 40,61%, sang năm 2009 tiếp tục tăng lên 17,5 tỷ tức tăng 50,05% so với năm 2008. Nguyên nhân là do lượng vốn huy động ngày càng tăng, khối lượng giao dịch với khách hàng cũng tăng rất lớn, nên việc tăng khoản mục này giúp ngân hàng chủ động trong thanh tốn.

BẢNG 3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNHNHNo & PTNT QUẢNG TRỊ QUA 3 NĂM (2007 – 2009) NHNo & PTNT QUẢNG TRỊ QUA 3 NĂM (2007 – 2009)

CHỈ TIÊU (Triệu đồng)Năm 2007 (Triệu đồng)Năm 2008 (Triệu đồng)Năm 2009

SO SÁNHNăm 2008/2007 Năm 2009/2008 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 ± % ± % TÀI SẢN 1. Dự trữ 24.830 34.913 52.386 10.083 40,61 17.473 50,05 - Tiền mặt 24.830 34.913 50.506 10.083 40,61 15.593 44,66

- Tiền gửi tại TCTD 1.880 1.880

1. Cho vay 1.387.306 1.902.226 2.632.560 515.020 37,13 730.334 38,39 2. Đầu tư 1.500 1.000 -1.500 -100,00 1.000 3. Tài sản 25.804 38.633 40.167 12.829 49,72 1.534 3,97 4. Tài sản Cĩ khác 377.345 42.822 75.700 -334.523 -88,65 32.878 76,78 Tổng tài sản 1.816.685 2.018.594 2.801.813 201.909 11,11 783.219 38,80 NGUỒN VỐN 1. Nguồn vốn huy động 1.714.464 1.904.674 2.446.598 190.210 11,09 541.924 28,45 - Từ dân cư, TCKT 1.701.957 1.887.841 2.438.490 185.884 10,92 550.649 29,17 - TG,TV TCTD 12.507 16.833 8.108 4.326 34,59 -8.725 -51,83 1. Vốn và các quỹ 60.488 52.050 35.358 -8.430 -13,95 -16.692 -32,07 2. Tài sản Nợ khác 41.733 61.870 319.857 20.137 48,25 257.987 416,98 Tổng nguồn vốn 1.816.685 2.018.594 2.801.813 201.909 11,11 783.219 38,80

Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Về nguồn vốn, qua bảng 3 cho thấy sự thay đổi nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng giảm của nguồn vốn huy động và tài sản Nợ khác.

Cụ thể, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh cĩ sự tăng trưởng tốt qua 3 năm. Năm 2008 khoản mục này tăng lên 190 tỷ đồng tức 11,09% so với năm 2007, sang năm 2009 tăng mạnh 542 tỷ đồng tức 28,45% so với năm 2008. Sự gia tăng về nguồn vốn huy động giúp Chi nhánh chủ động hơn trong việc thực hiện hoạt động cho vay trên địa bàn.

Một yếu tố khác của nguồn vốn cũng cĩ sự biến động lớn đĩ là tài sản Nợ khác. Năm 2008 khoản mục này tăng lên 20 tỷ đồng tức 48,25% và đến năm 2009 tăng lên 256 tỷ đồng tức 416,98%. Trong khoản mục này bao gồm các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự trả, tài sản Nợ khác. Khoản mục tài sản Nợ tăng lên chủ yếu là do thanh tốn chuyển tiền giữa các đơn vị trong cùng hệ thống NHNo tăng lên, trong khi đĩ các khoản phải trả, lãi cộng dồn dự đều giảm. Điều này chứng tỏ việc khoản mục tài sản Nợ tăng lên khơng thể hiện số nợ phải trả của đơn vị tăng hay là tình hình tài chính tại đơn vị đang gặp khĩ khăn.

Như vậy, nhìn chung tình hình tài chính qua 3 năm ở đơn vị cĩ sự tăng trưởng nhưng chưa ổn định và chưa cao. Sỡ dĩ như vậy là trong thời gian gần đây tình hình kinh tế đất nước nĩi chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nĩi riêng phải đối mặt với nhiều khĩ khăn và thách thức như suy thối kinh tế, lạm phát tăng cao… Tuy nhiên, Chi nhánh đã nỗ lực vượt qua khĩ khăn để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nâng cao năng lực cho vay và tạo được uy tín với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w