Sử dụng con số để liên kết hệ thống nhân vật

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 58 - 64)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.4. Sử dụng con số để liên kết hệ thống nhân vật

Khảo sát Hồng lâu mộng, chúng tôi nhận thấy tác giả nhiều lần sử dụng con số mười hai để liên kết hệ thống nhân vật:

Nhân vật có mười hai cô gái đẹp, mười hai đầy tớ, mười hai ni cô, mười hai con hát, mười hai tiểu đạo cô…

Sách có Thập nhị kim thoa chính sách, Thập nhị kim thoa phó sách, Thập nhị kim thoa hựu phó sách…

Bước vào Hồng lâu mộng là ta bước vào thế giới của các nhân vật nữ. Tác giả rất ít chú trọng mô tả nhân vật nam mà chủ yếu dồn tâm lực xây dựng hệ thống nhân vật nữ (điểm khác biệt với Tam quốc diễn nghĩaThủy hử). Nhân vật nam được miêu tả trong tác phẩm Hồng lâu mộng không mấy người tử tế, đặc biệt là các nhân vật nam trong phủ Giả. Đó phần lớn là những người xấu xa, độc ác, hoang dâm vô độ: Giả Xá, Giả Trân, Giả Liễn, Giả Dung, Giả Hoàn… Chỉ có Giả Bảo Ngọc được tác giả ưu ái miêu tả khá kĩ từ ngoại hình đến tâm lí, tính cách, nguồn gốc xuất thân, các chặng đường của số phận, là nhân vật có tài năng, có tư tưởng chống đối lại những quan niệm của chế độ phong kiến. Nhưng nhiều lúc nhân vật này vẫn phải cúi đầu chịu thua tài của chị em trong nhiều lĩnh vực.

Tác giả Hồng lâu mộng chú trọng, dồn tâm sức và bút lực vào việc khắc họa hình tượng những người phụ nữ, đặc biệt là mười hai cô gái đẹp trong phủ Giả. Đó là mười hai cô gái không chỉ tuyệt đẹp mà còn thông minh, tài giỏi, cá tính sắc nét. Có thể gọi là mười hai cô gái tài mạo song toàn. Hệ thống nhân vật mười hai cô gái đẹp này hoàn toàn tương phản với những nhân vật nam trong tác phẩm cả về trí tuệ, tài năng và tính cách. Mười hai cô gái đẹp này không những tài thơ, tài năng hội họa, thưởng thức tuồng kịch đều vượt trội hơn những người đàn ông mà đến khả năng quản lí kinh tế, sự thông tuệ nam nhân ít người sánh kịp: “Một Phƣợng Thƣ thông minh, quyết đoán, quản lí kinh tế giỏi, sắp xếp mọi việc hợp lí, rành mạch, một nữ anh hùng trong đám phấn son; một Tiết Bảo

Thoa phong tƣ lộng lẫy, đoan trang, nhu mì; một Lâm Đại Ngọc đa sầu đa cảm, yêu chân thành, không vụ lợi; một Sử Tƣơng Vân thông minh, bộc trực; một Thám Xuân giỏi giang, sành sỏi chẳng kém gì Phƣợng Thƣ; một Tích Xuân thông minh, kiêu kì, cô độc; một Nghênh Xuân dịu dàng, nhẫn nhục, cam chịu…” [6, 73]. Mỗi người một vẻ tạo nên một quần thể hoàn mĩ. Tác giả đã ca ngợi những người phụ nữ trong tác phẩm. Đó cũng là tấm lòng ngưỡng mộ của ông đối với nữ nhi. Mười hai cô gái đẹp, tài hoa có đủ tài, đủ đức. Chỉ tiếc họ sinh ra không gặp thời, đúng vào lúc chế độ phong kiến suy tàn, tài cao không được dùng. Số phận của họ đều bất hạnh, bi thương. Kết thúc tác phẩm, mười hai cô gái đẹp đều tan tác. Người thì chết như: Đại Ngọc, Nghênh Xuân, Nguyên Xuân, Phượng Thư, người thì bỏ đi tu như Tích Xuân, người thì lấy chồng xa như Thám Xuân, người thì bọn cướp bắt đi như Diệu Ngọc… Chỉ có Xảo Thư sau bao nhiêu thăng trầm, được già Lưu cứu giúp đã tìm được một cuộc sống bình yên và một người chồng tử tế.

Mười hai cô hầu trong phủ Giả đều được tác giả miêu tả là những người phụ nữ xinh đẹp, có tài, luôn tận tâm, tận lực hết lòng với chủ. Họ ngây thơ, trong sáng, yêu chân thành và khao khát hạnh phúc nhưng số phận của mười hai cô hầu chẳng hơn gì những cô chủ của họ. Miêu tả mười hai cô chủ xinh đẹp, tài hoa hơn người, mười hai cô hầu cũng không kém phần xinh đẹp, thông minh, tốt bụng, tận tâm, qua đây tác giả thể hiện thái độ ca ngợi, bênh vực những người phụ nữ yếu đuối bị chà đạp trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đây cũng là tấm lòng ngưỡng mộ của Tào Tuyết Cần với phụ nữ đương thời.

Sử dụng con số để liên kết hệ thống nhân vật là một điểm dễ thấy của tiểu thuyết cổ điển Minh – Thanh. Ta bắt gặp trong Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí rất nhiều những con số liên kết nhân vật: Tam kết nghĩa, ngũ hổ tướng, tứ chúng, một trăm linh tám anh hùng… Đặt nhân vật trong sự liên kết này có tác dụng làm nổi bật số phận của nhóm nhân vật đồng thời cũng cho người đọc thấy rõ hơn tính cách của các nhân vật, chúng bổ sung, hỗ trợ làm bật nên nét riêng của từng nhân vật.

Tiểu kết

Tào Tuyết Cần đã rất thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật, đặc biệt là hệ thống nhân nữ và nam thuộc tầng lớp chủ. Điều đáng khâm phục ở Tào Tuyết Cần là ông đã sử dụng phép “phạm mà không phạm”, dùng các nhân vật phụ làm nền cho các nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ huyết thống và sử dụng con số để liên kết hệ thống nhân vật, không những có tác dụng làm cho kết cấu của tác phẩm chặt chẽ hơn, dễ theo dõi hơn mà tính cách nhân vật cũng trở nên hấp dẫn hơn, sinh động, khuynh hướng của tác phẩm trở nên rõ nét hơn. Do nội dung phản ánh cuộc sống xã hội rộng lớn nên số lượng nhân vật trong Hồng lâu mộng rất đông đảo, nhưng ông rất tài tình tổ chức, sắp xếp hệ thống nhân vật một cách hợp lí, các nhân vật bổ sung, soi sáng, làm nổi bật lẫn nhau. Điều này đã chứng tỏ được tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tào Tuyết Cần trong Hồng lâu mộng. Tào Tuyết Cần xuất thân trong gia đình quan liêu, quý tộc nhưng ông đứng trên lập trường của tầng lớp thị dân để chống lại chế độ phong kiến. Ông đã xây dựng hàng loạt những nhân vật xuất thân từ gia đình quý tộc nhưng tự mình tách ra khỏi hàng ngũ giai cấp xuất thân, hướng vọng cuộc sống tự do, yêu cầu hôn nhân tự do và giải phóng cá tính. Những nhân vật phản nghịch như Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, sống mãi với thời gian có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là tác giả đã dùng nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính hiện lên rõ nét, ấn tượng hơn trong lòng độc giả. Mặt khác, đặt nhân vật trong mối quan hệ huyết thống và dùng con số để liên kết hệ thống nhân vật không những làm nổi bật số phận của nhóm nhân vật, tính cách của nhân vật mà còn làm nổi bật khuynh hướng chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả.

KẾT LUẬN

1. Hồng lâu mộng là tác phẩm hiện thực vĩ đại của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Tìm hiều về tác giả Tào Tuyết Cần và tác phẩm Hồng lâu mộng

chúng ta hiểu thêm cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm cũng như những đóng góp của tác giả trong nền văn học Trung Quốc, giúp bạn đọc có cái nhìn sâu rộng, khách quan và đúng đắn về tác giả cũng như tác phẩm. Bên cạnh đó, tìm hiểu về nhân vật văn học và nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật giúp ta có cơ sở chắc chắn để phân tích từng khía cạnh xây dựng nhân vật một cách rõ ràng, chính xác, khách quan. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, lí luận về nhân vật văn học và nghệ thuật xây dựng nhân vật là cơ sở, nền tảng để chúng ta đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong Hồng lâu mộng một cách dễ dàng và chính xác hơn.

2. Tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong mối tương quan giống và khác nhau, thông qua các khía cạnh về nguồn gốc xuất thân, ngoại hình, tính cách, tài năng của nhân vật giúp ta hiểu sâu sắc hơn hệ thống nhân vật chủ và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tào Tuyết Cần. Tác phẩm có số lượng nhân vật đồ sộ nhưng bằng tài năng của mình ông đã xây dựng được hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ giống mà lại không giống nhau, phạm vào nhau mà lại cách xa nhau. Đó chính là tài năng điêu luyện của Tào Tuyết Cần trong xây dựng hệ thống nhân vật. Tuy số lượng nhân vật đông nhưng mỗi hệ thống nhân vật lại mang những nét tính cách riêng, sinh động và vô cùng hấp dẫn. Việc so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn các nhân vật trong tác phẩm.

3. Để miêu tả chân thực xã hội phong kiến Trung Quốc đang trên bước đường suy vong, Tào Tuyết Cần đã đưa vào tác phẩm một khối lượng lớn nhân vật, mỗi nhân vật là một cá tính không ai giống ai hoặc giống mà lại khác. Tài năng của Tào Tuyết Cần thể hiện rất rõ ở chỗ ông đã tổ chức, sắp xếp hệ thống nhân vật để nhân vật nọ bổ sung cho nhân vật kia, soi sáng cho nhau, làm nổi bật lẫn nhau. Tào Tuyết Cần đã rất thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật, đặc biệt là hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong Hồng lâu

mộng. Tác giả đã dùng nhân vật phụ để làm nổi bật nhân vật chính, vận dụng sáng tạo phép “phạm mà không phạm”, đặt nhân vật trong mối quan hệ huyết thống và dùng con số để liên kết hệ thống nhân vật làm cho mỗi nhân vật trong

Hồng lâu mộng mang một nét tính cách riêng, có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có không ít điểm khác nhau dù cho là anh em ruột thịt. Sự cá tính hóa nhân vật cao độ đã tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả mọi thế hệ.

4. Trong khóa luận này, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hai hệ thống nhân vật này, thấy được tài năng của Tào Tuyết Cần trong lĩnh vực xây dựng hệ thống nhân vật. Tác phẩm được rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nhưng vẫn còn một số vấn đề có thể khai thác như: Thi pháp nhân vật Hồng lâu mộng, Hình tượng nhân vật cô chủ trong Hồng lâu mộng, Hình tượng nhân vật a hoàn trong Hồng lâu mộng… Thời gian càng trôi đi thì giá trị của Hồng lâu mộng càng được khẳng định. Tác phẩm sẽ trường tồn cùng thời gian và mỗi thế hệ độc giả sẽ tìm thấy cái hay cho riêng mình khi tiếp nhận Hồng lâu mộng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thi Nại Am (2003), Thủy hử, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Ngô Thừa Ân (2002), Tây du kí, 3 tập, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 3. Tào Tuyết Cần (2002), Hồng lâu mộng, 3 tập, NXB Văn hóa, Hà Nội. 4. Nguyễn Du (2002), Truyện Kiều, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Trần Xuân Đề (1998), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Hà Thị Hải (2010), Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

7. Nguyễn Thị Minh Hậu (2002), Nghệ thuật tổ chức không, thời gian trong Hồng lâu mộng, Luận án thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

8. Trần Thị Thu Hiền (2001), Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện trong Hồng lâu mộng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Liên (2009), Hiện thực suy tàn tất yếu của chế đọ phong kiến Trung Quốc trong tác phẩm Hồng lâu mộng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

10. Phượng Lựu, Trần Đình Sử (2003), Lí luận Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Thị Ngát (2012), Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Thủy hử của Thi Nại Am, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

12. Nhiều tác giả (2002), Khái quát lịch sử Văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Thế giới, Hà Nội.

13. Nhiều tác giả (2003), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Sở nghiên cứu văn học thuộc viện KHXH Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Nhiều tác giả (2003), Khái quát lịch sử văn học Trung Quốc, 2 tập, NXB Thế giới, Hà Nội.

15. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 16. Nguyễn Khắc Phi (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

17. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (1998), Văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Pospelov. G (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2, NXBGiáo dục, Hà Nội.

19. L. Tônxtôi (2004), Chiến tranh và hòa bình, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Khâu Chấn Thành (1994), Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Cà Mau.

21. Lương Duy Thứ (1997), Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Cà Mau.

22. Hà Thị Thảo (2002), Hình tƣợng nhân vật Vƣơng Hy Phƣợng và Tiết Bảo Thoa trong tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

23. Ngô Thị Bích Thảo (2004), Vấn đề tình yêu và hôn nhân dƣới chế độ phong kiến Trung Quốc trong tác phẩm Hồng lâu mộng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

24. Lê Huy Tiêu (chủ biên) (2007), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. La Quán Trung (1997), Tam quốc diễn nghĩa, 3 tập, NXB Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu hệ thống nhân vật nữ và nam thuộc tầng lớp chủ trong tác phẩm hồng lâu mộng của tào tuyết cần (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)